Trắc nghiệm KHTN 6 Kết nối tri thức học kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vitamin nào không tan được trong chất béo?

  • A. Vitamin A.                           
  • B. Vitamin D
  • C. Vitamin E.                           
  • D. Vitamin B

Câu 2: Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?

  • A. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đểu.                 
  • B. Nghiền nhỏ muối ăn.
  • C. Đun nóng nước .                                                           
  • D. Bỏ thêm đá lạnh vào.

Câu 3: Thành phần nào dưới đây không thuộc thành phần cấu tạo chính của tế bào?

  • A. Màng tế bào               
  • B. Tế bào chất
  • C. Thành tế bào              
  • D. Nhân/vùng nhân

Câu 4: Khi sử dụng kính lúp để quan sát, để việc quan sát vật được thuận lợi ta cần điều chỉnh:

  • A. Vị trí của vật.
  • B. Vị trí của mắt.
  • C. Vị trí của kính.
  • D. Cả 3 phương án A, B, C.

Câu 5: Thành phần nào giúp lục lạp có khả năng quang hợp?

  • A. Carotenoid                 
  • B. Xanthopyll                 
  • C. Phycobilin                 
  • D. Diệp lục

Câu 6: Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất vôi sống, phấn viết bảng, tạc tượng ,..là gì?

  • A. Cát                  
  • B. Đá vôi              
  • C. Đất sét              
  • D. Đá

Câu 7: Ở nông thôn, để tách thóc lép ra khỏi thóc, người dân thường đổ thóc rơi trước một cái quạt gió. Những hạt thóc lép sẽ bị gió thổi bay ra, đó là do thóc lép có

  • A. Kích thước hạt nhỏ hơn.                                   
  • B. Tốc độ rơi nhỏ hơn.
  • B. Khối lượng nhẹ hơn.                                          
  • D. Lớp vỏ trấu dễ tróc hơn.

Câu 8: Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?

  • A. Nhiên liệu khí.
  • B. Nhiên liệu lỏng.
  • C. Nhiên liệu rắn.
  • D. Nhiên liệu hóa thạch.

Câu 9: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

  • A. Thịt.                                                       
  • B. Gạo.
  • C. Rau xanh.                                               
  • D. Gạo và rau xanh.

Câu 10: Mèo con lớn lên nhờ quá trình nào?

  • A. Sinh trưởng của tế bào                   
  • B. Sinh sản của tế bào
  • C. Sinh trưởng và sinh sản của tế bào
  • D. Sinh trưởng và thay mới của tế bào

Câu 11: Hãy sắp xếp các bước sau đây sao cho có thể sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát vật rõ nét.

(1) Chọn vật thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát.

(2) Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần quan sát vào tiêu bản (cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản).

(3) Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy mẫu vật thật rõ nét.

(4) Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.

(5) Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ đến khi nhìn thấy mẫu vật cần quan sát.

  • A. (1), (2), (3), (4), (5)
  • B. (1), (4), (3), (5), (2)
  • C. (1), (4), (2), (5), (3)
  • D. (4), (1), (2), (3), (5)

Câu 12: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?

  • A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật
  • B. Khiến cho sinh vật già đi
  • C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương
  • D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể

Câu 13: Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là:

  • A. Lọc
  • B. Chưng cất
  • C. Bay hơi
  • D. Để yên cho muối lắng xuống rồi gạn nước.

Câu 14: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật không sống?

  • A. Quá trình đốt cháy xăng để khiến động cơ chuyển động ở xe máy
  • B. Quá trình chui lên khỏi mặt đất của cây nấm sau mưa
  • C. Quá trình hấp thu khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide khi thỏ hô hấp
  • D. Quá trình dài ra ở móng tay người

Câu 15: Cho các bước đo độ dài gồm:

(1) Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.

(2) Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp

(3) Đọc kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật

(4) Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước

(5) Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật

Để đo chính xác độ dài của vật ta cần thực hiện theo thứ tự nào sau đây?

  • A. (2), (1), (5), (3), (4)
  • B. (3), (2), (1). (4), (5)
  • C. (2), (1), (3), (4), (5) 
  • D. (2), (3), (1), (5), (4)

Câu 16: Tế bào không  cấu tạo nên vật nào sau đây?

  • A. Chiếc lá                     
  • B. Bông hoa
  • C. Con dao                     
  • D. Con cá

Câu 17: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm?

  • A. Hệ rễ và hệ thân                   
  • B. Hệ thân và hệ lá
  • C. Hệ chồi và hệ rễ                   
  • D. Hệ cơ và hệ thân

Câu 18: Khi đo khối lượng của một vật bằng cân có ĐCNN là 10g. Kết quả nào sau đây là đúng?

  • A. 302g
  • B. 200g
  • C. 105g
  • D. 298g

Câu 19: Hệ chồi ở thực vật bao gồm các cơ quan nào?

  • A. Rễ, thân, lá                 
  • B. Cành, lá, hoa, quả
  • C. Hoa, quả, hạt              
  • D. Rễ, cành, lá, hoa

Câu 20: Tại sao sau khi làm thí nghiệm xong cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng?

  • A. Loại bỏ những hóa chất gây ăn mòn vẫn bám trên tay
  • B. Tránh gây nguy hiểm cho những người sau tiếp xúc làm việc trong phòng thí nghiệm.
  • C. Tránh vi khuẩn nguy hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm.
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 21: Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – út sang nhiệt giai Ken – vin nào sau đây là đúng?

  • A. T(K) = t(0C) + 273 
  • B. t0C = (t - 273)0
  • C. t0C = (t + 32)0
  • D. t0C = (t.1,8)0F + 320

Câu 22: Tên phổ thông của các loài được hiểu là?

  • A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia
  • B. Tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố)
  • C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu
  • D. Tên loài + tên giống + (tên tác giả, năm công bố)

Câu 23: Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào?

  • A. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều
  • B. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít
  • C. Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật
  • D. Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau

Câu 24: Cách đổi thời gian nào sau đây là đúng?

  • A. 1 ngày = 24 giờ
  • B. 1 giờ = 600 giây
  • C. 1 phút = 24 giây
  • D. 1 giây = 0,1 phút

Câu 25: Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn.

  • A. Kính lúp                     
  • B. Kính hiển vi
  • C. Kính soi nổi               
  • D. Kính viễn vọng

Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng:

  • A. Vật không sống có khả năng trao đổi chất với môi trường nhưng không có khả năng sinh sản và phát triển
  • B. Vật thể tự nhiên là vật sống
  • C. Vật không sống là vật thể nhân tạo
  • D. Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển còn vật không sống không có các khả năng trên.

Câu 27: Nguyên nhân gây bệnh viêm da là?

  • A. Vi khuẩn tả                
  • B. Vi khuẩn tụ cầu vàng
  • C. Vi khuẩn lao              
  • D. Vi khuẩn lactic

Câu 28: Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về năng lượng thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?

  • A. Hóa học
  • B. Sinh học
  • C. Vật lí
  • D. Thiên văn học

Câu 29: Vaccine được tạo ra từ chính những mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virus) đã chết hoặc làm suy yếu, có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lây nhiễm. Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao, thời điểm tiêm vaccine thích hợp nhất là khi nào?

  • A. Khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh
  • B. Khi cơ thể khỏe mạnh
  • C. Trước khi bị bệnh và cơ thể đang khỏe mạnh
  • D. Sau khi khỏi bệnh

Câu 30: Khi làm muối từ nước biển, người dân làm muối (diêm dân) dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi cho nghề làm muối?

  • A. Trời lạnh          
  • B. Trời nhiều gió
  • C. Trời hanh khô
  • D. Trời nắng nóng

Câu 31: Độ chia nhỏ nhất của một thước là:

  • A. Số nhỏ nhất ghi trên thước.
  • B. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp ghi trên thước.
  • C. Độ dài giữa hai vạch dài, giữa chúng còn có các vạch ngắn hơn.
  • D. Độ lớn nhất ghi trên thước.

Câu 32: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:

  • A. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên
  • B. Vật thể tự nhiên làm bằng chất, vật thể nhân tạo làm từ vật liệu
  • C. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra
  • D. Vật thể tự nhiên làm bằng các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo

Câu 33: Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây?

  • A. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng
  • B. Hình thành sấm sét
  • C. Tham gia quá trình quang hợp của cây
  • D. Tham gia quá trình tạo mây

Câu 34: Dãy gồm các vật sống là:

  • A. Cây nho, cây cầu, đường mía
  • B. Con chó, cây bàng, con cá
  • C. Cây cối, đồi núi, con chim
  • D. Muối ăn, đường thốt nốt, cây cam

Câu 35: Cho các nhận định sau:

1. Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó

2. Kích thước miếng đồng càng lớn thì khối lượng riêng của đồng càng lớn

3. Vật thể được tạo nên từ chất

4. Mỗi chất có tính chất nhất định, không đổi.

5. Quá trình có xuất hiện chất mới nghĩa là nó thể hiện tính chất hóa học của chất.

Số nhận định đúng là:

  • A. 1                      
  • B. 2                      
  • C. 3                                
  • D. 4

Câu 36: Vật nào sau đây là vật sống?

  • A. Con robot
  • B. Con gà
  • C. Lọ hoa
  • D. Trái Đất

Câu 37: Gang và thép đều là hợp kim được tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt. Vì sao gang ít được sử dụng trong các công trình xây dựng?

  • A. Vì gang khó sản xuất hơn thép.
  • B. Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép.
  • C. Vì gang được sản xuất ít hơn thép.
  • D. Vì gang giòn hơn thép.

Câu 38:  Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

  • A. Tạo thành mây          
  • B. Gió thổi          
  • C. Mưa rơi            
  • D. Lốc xoáy

Câu 39: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?

  • A. Ngưng tụ                
  • B. Hóa hơi              
  • C. Sôi              
  • D. Bay hơi

Câu 40: Trong một đoạn dây điện, phần nào của dây là chất dẫn điện:

  • A. Phần vỏ nhựa của dây
  • B. Phần đầu của đoạn dây
  • C. Phần cuối của đoạn dây
  • D. Phần lõi của dây

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ