[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 chương VII: Đa dạng thế giới sống (Phần 3)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chương 7: Đa dạng thế giới sống sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?

  • A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
  • B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
  • C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài.
  • D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới.

Câu 2: Khóa lưỡng phân sẽ được dừng phân loại khi nào?

  • A. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá nhiều.
  • B. Khi các loài sinh vật cần phân loại quá ít.
  • C. Khi đã phân loại triệt để được các loài sinh vật.
  • D. Khi các loài sinh vật cần phân loại có điểm khác nhau.

Câu 3: Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn.

  • A. Kính lúp.                     
  • B. Kính hiển vi.
  • C. Kính soi nổi.               
  • D. Kính viễn vọng.

Câu 4: Virus có các hình dạng chính nào sau đây?

  • A. Dạng xoắn, dạng cầu, dạng que.
  • B. Dạng xoắn, dạng khối, dạng hỗn hợp.
  • C. Dạng khối, dạng que, dạng hỗn hợp.
  • D. Dạng cầu, dạng xoắn, dạng que.

Câu 5: Trong tự nhiên, nguyên sinh vật có vai trò gì?

  • A. Tảo quang hợp, cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước.
  • B. Là thức ăn cho các động vật lớn hơn.
  • C. Một số sống cộng sinh tạo nên mối quan hệ cần thiết cho sự sống của các loài động vật khác.
  • D. Tất cả các phưng án trên.

Câu 6: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?

  • A. Nấm hương.                
  • B. Nấm mỡ.           
  • C. Nấm men.                   
  • D. Nấm linh chi.

Câu 7: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là?

  • A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa.
  • B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, ngây ngứa.
  • C. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa.
  • D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức.

Câu 8: Bộ phận nào dưới đây chỉ xuất hiện ở ngành Hạt trần mà không xuất hiện ở các ngành khác?

  • A. Quả.                  
  • B. Rễ.                  
  • C. Hoa.                
  • D. Noãn.

Câu 9: Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?

  • A. Tôm, muỗi, lợn, cừu.                      
  • B. Bò, châu chấu, sư tử, voi.
  • C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ.                  
  • D. Gấu, mèo, dê, cá heo.

Câu 10: Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?

  • A. Nhóm chân khớp.                    
  • B. Nhóm cá.
  • C. Nhóm giun.                
  • D. Nhóm ruột khoang.

Câu 11: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A. Đốt rừng làm nương rẫy.                
  • B. Xây dựng nhiều đập thủy điện.
  • C. Trồng cây gây rừng.                       
  • D. Biến đất rừng thành đất phi nông nghiệp.

Câu 12: Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào?

  • A. Khởi sinh.                  
  • B. Nguyên sinh.              
  • C. Nấm.               
  • D. Thực vật.

Câu 13: Đâu là ứng dụng của khoá lưỡng phân vào thực tiễn?

  • A. Sắp xếp sách vở trên giá sách theo từng loại.                  
  • B. Sắp xếp đồ vật theo hình dạng.              
  • C. Sắp xếp quần áo theo công dụng.               
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 14: Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh cho người nhiễm vi khuẩn:

(1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.

(2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh.

(3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách.

(4) Dùng kháng sinh đủ thời gian.

(5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm khuẩn.

Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất:

  • A. (1), (2), (3), (4), (5).              
  • B. (1), (2), (5).
  • C. (2), (3), (4), (5).                     
  • D. (1), (2), (3), (4).

Câu 15: Hiện nay, trên thế giới đã phát hiện được khoảng:

  • A. 3000 loại virus.
  • B. 4000 loại virus.
  • C. 5000 loại virus.
  • D. 6000 loại virus.

Câu 16: Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?

  • A. Mọc thêm roi.                         
  • B. Hình thành bào xác.
  • C. Xâm nhập qua da.                 
  • D. Hình thành lông bơi.

Câu 17: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về cấu tạo của nấm?

  • A. Sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng.                             
  • B. Sợi nấm là cơ quan sinh sản.
  • C. Mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng.                   
  • D. Mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản, vừa là cơ quan sinh dưỡng.

Câu 18: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?

  • A. Vì chúng có hệ mạch.                     
  • B. Vì chúng có hạt nằm trong quả.
  • C. Vì chúng sống trên cạn.                  
  • D. Vì chúng có rễ thật.

Câu 19: Để phân biệt các nhóm ngành động vật có xương sống, ta chủ yếu dựa vào đặc điểm nào sau đây?

  • A. Môi trường sống.                
  • B. Đặc điểm dinh dưỡng.
  • C. Đặc điểm sinh sản.                 
  • D. Cấu tạo cơ thể.

Câu 20: Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?

  • A. Điều hòa khí hậu
  • B. Cung cấp đất phi nông nghiệp
  • C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên
  • D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã

Câu 21: Loài Người thuộc bộ:

  • A. Bộ tinh tinh.
  • B. Bộ khỉ.
  • C. Bộ vượn.
  • D. Bộ linh trưởng.

Câu 22: Cho biết để phân loại hổ với khỉ đột, người ta dựa vào đặc điểm nào?

  • A. Cách di chuyển.
  • B. Cơ thể có lông hay có vảy.
  • C. Có đuôi hay không có đuôi.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 23: Vaccine được tạo ra từ chính những mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virus) đã chết hoặc làm suy yếu, có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lây nhiễm. Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao, thời điểm tiêm vaccine thích hợp nhất là khi nào?

  • A. Khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh.
  • B. Khi cơ thể khỏe mạnh.
  • C. Trước khi bị bệnh và cơ thể đang khỏe mạnh.
  • D. Sau khi khỏi bệnh.

Câu 24: Sữa chua được lên men từ vi khuẩn nào sau đây?

  • A. Vi khuẩn lactic.
  • B. Vi khuẩn E.coli.
  • C. Vi khuẩn probiotic.
  • D. Vi khuẩn acetic.

Câu 25: Tại sao trong bể cá thuỷ sinh, người ta thường cho thêm tảo lục?

  • A. Tảo lục quang hợp tạo ra oxygen, làm tăng lượng oxygen hoà tan trong nước.
  • B. Là nguồn thức ăn tự nhiên, giàu dinh dưỡng cho các động vật thuỷ sản.
  • C. Tạo màu nước xanh lơ cho bể đẹp hơn.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ