[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 chương V: Tế bào (Phần 1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chương 5: Tế bào sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống gọi là gì?

  • A. Tế bào.
  • B. Mô.                   
  • C. Bào quan.             
  • D. Biểu bì.                       

Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng về tế bào?

  • A. Mọi chất đều được cấu tạo từ tế bào.                     
  • B. Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
  • C. Mọi đồ vật đều được cấu tạo từ tế bào.                     
  • D. Mọi vật chất trên trái đất đều được cấu tạo từ tế bào.

Câu 3: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?

  • A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.
  • B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
  • C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
  • D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.

Câu 4: Tế bào được cấu tạo từ các thành phần cơ bản nào ?

  • A. Màng tế bào, tế bào chất.
  • B. Nhân và vật chất di truyền.
  • C. Màng tế bào và vật chất di truyền.
  • D. Màng tế bào, tế bào chất, nhân và vật chất di truyền.

Câu 5: Nằm ở giữa nhân (hoặc vùng nhân) và màng tế bào là thành phần nào?

  • A. Màng nhân. 
  • B. Tế bào chất.
  • C. Thành tế bào.
  • D. Roi.

Câu 6: Đặc điểm của tế bào nhân thực là:

  • A. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.                  
  • B. Có thành tế bào.               
  • C. Có chất tế bào.             
  • D. Có lục lạp.

Câu 7: Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ tiến hành quá trình nào?

  • A. Sinh trưởng.                
  • B. Sinh sản.
  • C. Thay thế.                     
  • D. Chết.

Câu 8: Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành?

  • A. 2 tế bào.
  • B. 4 tế bào.   
  • C. 6 tế bào.              
  • D. 8 tế bào.   

Câu 9: Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra tất cả bao nhiêu tế bào con?

  • A. 4 tế bào.                        
  • B. 8 tế bào.                        
  • C. 12 tế bào.                      
  • D. 16 tế bào.   

Câu 10: Cho các nhận định sau:

(1) Các loại tế bào đều có hình đa giác.

(2) Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào.

(3) Hầu hết các tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường.

(4) Lớp biểu bì vảy hành được cấu tạo từ tế bào còn lá hành thì không.

Nhận định nào về tế bào là đúng?

  • A. (1).                    
  • B. (2).                    
  • C. (3).                    
  • D. (4).

Câu 11: Tỉ lệ S/V lớn có tác dụng gì với vi khuẩn?

  • A. Tế bào phân chia ít lần hơn nhưng số lượng nhiều hơn.
  • B. Tế bào có thể rút ngắn thời gian phân chia.
  • C. Tế bào nhanh được thay mới hơn nhưng tốc độ sinh trưởng chậm hơn.
  • D. Tế bào sinh trường nhanh, phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh.

Câu 12: Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?

  • A. Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản.
  • B. Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết.
  • C. Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau.
  • D. Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau.

Câu 13: Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì?

  • A. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.
  • B. Tham gia trao đổi chất với môi trường.
  • C. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
  • D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng.

Câu 14: Nhân/vùng nhân của tế bào có chức năng gì?

  • A. Tham gia trao đối chất với môi trường.
  • B. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
  • C. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
  • D. Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào.

Câu 15: Các sinh vật dưới đây, sinh vật nào có cấu tạo từ tế bào nhân thực?

  • A. Cây cà chua. 
  • B. Vi khuẩn E.coli.                                    
  • C. Trùng roi.
  • D. Tảo silic.

Câu 16: Cây lớn lên nhờ:

  • A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
  • B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
  • C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu.
  • D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu.

Câu 17: Mèo con lớn lên nhờ quá trình nào?

  • A. Sinh trưởng của tế bào.                   
  • B. Sinh sản của tế bào.
  • C. Sinh trưởng và sinh sản của tế bào.
  • D. Sinh trưởng và thay mới của tế bào.

Câu 18: Điều gì xảy ra với các tế bào trong cơ thể khi cơ thể ngừng lớn?

  • A. Các tế bào trong cơ thể dừng sinh trưởng và sinh sản.
  • B. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh trưởng nhưng vẫn sinh sản.
  • C. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh sản nhưng vẫn sinh trưởng.
  • D. Các tế bào trong cơ thể vẫn tiếp tục sinh trưởng và sinh sản.

Câu 19: Robert Hooke lần đầu tiên quan sát thấy tế bào từ loại cây nào?

  • A. Cây táo.
  • B. Cây đậu.
  • C. Cây lúa.
  • D. Cây sồi.

Câu 20: Tại sao ở tế bào thực vật, thành tế bào lại quan trọng như vậy?

  • A. Giúp trao đổi chất dễ hơn.
  • B. Tăng hiệu suất quang hợp và hô hấp..
  • C. Do thực vật không có bộ xương, cần thành tế bào bảo vệ và nâng đỡ.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 21: Theo dõi cây ngô trong 1 tháng, người ta nhận thấy sự khác biệt về chiều cao và số lá. Nhận định nào sau đây là không đúng?

 

  • A. Số lượng tế bào của cây ngô đã tăng lên.
  • B. Số lượng tế bào của cây ngô không có gì thay đổi.
  • C. Các tế bào của cây ngô đã xảy ra quá trình trao đổi chất để lớn lên.
  • D. Các tế bào của cây ngô đã xảy ra quá trình sinh sản.

Câu 22: Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể tái sinh?

  • A. Bởi vì tế bào ở đuôi thằn lằn lớn lên và sinh sản.
  • B. Bởi thằn lằn ăn đuôi của con khác cùng loài.
  • C. Bởi vì thằn lằn có 1 cái đuôi dự phòng.
  • D. Cả ba đáp án trên đều sai.

Câu 23: Hai bạn A và B cùng làm tiêu bản biểu bì hành. Khi thực hiện bước tách vỏ củ hành, bạn A dùng kim mũi mác cắt lát mỏng, bạn B dùng kim mũi mác bóc lớp vỏ. Theo em tiêu bản của bạn nào sẽ quan sát rõ các thành phần của tế bào hơn?

  • A. Bạn A.                               
  • B. Bạn B.
  • C. Cả 2 bạn đều rõ.
  • D. Cả 2 bạn đều không rõ.

Câu 24: Trừng gà là một ví dụ về tế bào có kích thước lớn. Theo em, lòng đỉ và lòng trắng của trứng gà là thành phần nào trong cấu trúc tế bào?

  • A. Màng tế bào.                               
  • B. Tế bào chất.
  • C. Nhân.
  • D. Lục lạp.

Câu 25: Trong cơ thể sinh vật, một tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên tế bào mới. Nếu tế bào này thực hiện 6 lần sinh sản liên tiếp trong một thời gian nhất định thì sẽ có bao nhiêu tế bào con được hình thành?

  • A. 32.
  • B. 64.
  • C. 100.
  • D. 162.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ