[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 chương VII: Đa dạng thế giới sống (Phần 5)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chương 7: Đa dạng thế giới sống sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tiêu chí nào dưới đây không phải là tiêu chí phân loại các giới sinh vật?

  • A. Khả năng di chuyển.
  • B. Độ phức tạp của tập tính sống.
  • C. Kiểu sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng.
  • D. Cấu tạo đơn bào hoặc đa bào.

Câu 2: Sinh vật chia làm bao nhiêu giới?

  • A. 5 giới.
  • B. 4 giới.               
  • C. 3 giới.         
  • D. 2 giới.

Câu 3: Ý nghĩa của việc xây dựng khoá lưỡng phân:

  • A. Để tập hợp các cá thể thành các nhóm, từ thấp đến cao.
  • B. Giúp phân biệt các đặc tính khái quát của sinh vật.
  • C. Giúp cho việc nghiên cứu trật tự có hiệu quả hơn.
  • D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 4: Đâu là môi trường sống của vi khuẩn?

  • A. Chỉ ở dưới nước.
  • B. Chỉ ở trên cạn.               
  • C. Chỉ sống trong cơ thể sinh vật khác.         
  • D. Ở khắp mọi nơi.

Câu 5: Vi khuẩn có bao nhiêu dạng điển hình?

  • A. 5 dạng.                   
  • B. 4 dạng.
  • C. 3 dạng.                    
  • D. 2 dạng.

Câu 6: Đâu là đặc điểm chính của virus?

  • A. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc.                 
  • B. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào bắt buộc.                 
  • C. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc.                 
  • D. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào bắt buộc.                 

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây nói về virus là sai?

  • A. Chỉ nhân lên khi sống ngoài môi trường.
  • B. Không có cấu tạo tế bào.
  • C. Cấu tạo đơn giản.
  • D. Hầu hết quan sát dưới kính hiển vi điện tử.

Câu 8: Đâu không phải là tác hại của nguyên sinh vật?

  • A. Một số gây bệnh cho người và vật nuôi.             
  • B. Tảo phát triển mạnh, có thể làm chết hàng loạt các động vật thuỷ sinh.
  • C. Là nguồn thức ăn và nguyên liệu có giá trị đối với con người.                 
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 9: Đâu là môi trường sống của nấm?

  • A. Nơi ẩm ướt như đất, rơm rạ, thức ăn, hoa quả.
  • B. Chỉ sống trên đất.
  • C. Chỉ sống trong đất.
  • D. Chỉ sống dưới nước.

Câu 10: Rêu là nhóm thực vật:

  • A. Bậc thấp, sống trên cạn đầu tiên, không có mạch dẫn.
  • B. Bậc thấp, sống trên cạn đầu tiên, không có mạch dẫn.
  • C. Bậc cao, sống trên cạn đầu tiên, có mạch dẫn.
  • D. Bậc cao, sống trên cạn đầu tiên, không có mạch dẫn.

Câu 11: Chọn câu không đúng khi nói về đặc điểm của ngành Ruột khoang?

  • A. Là động vật bậc thấp, cơ thể hình trụ.
  • B. Đối xứng toả tròn, có tua miệng.               
  • C. Sống trên cạn, điển hình là ốc, thuỷ tức,...         
  • D. Có thể làm thức ăn, nơi ẩn nấp cho động vật khác.

Câu 12: Vai trò của các khu bảo tồn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A. Ngăn chặn nạn săn bắt, buôn bán động thực vật quý hiếm.
  • B. Bảo tồn số lượng cá thể loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.               
  • C. Góp phần phục hồi hệ sinh thái bị mất.         
  • D. Cả 3 đáp án đều đúng.

Câu 13: Tên khoa học của các loài được hiểu là:

  • A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia.
  • B. Tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố).
  • C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu.
  • D. Tên loài + tên giống + (tên tác giả, năm công bố).

Câu 14: Sắp xếp các bước xây dựng khoá lưỡng phân sau theo trình tự thích hợp:

  • A. 3 – 1 – 2 – 4.            
  • B. 3 – 1 – 4 – 2.
  • C. 3 – 4 – 1 – 2.              
  • D. 1 – 3 – 4 – 2.

Câu 15: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng:

  • A. Chưa có cấu tạo tế bào.
  • B. Có kích thước hiển vi.
  • C. Có cấu tạo tế bào nhân sơ.
  • D. Có hình dạng không cố định.

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về trùng biến hình?

  • A. Sống trong tuyến nước bọt của muỗi Anopheles.
  • B. Tế bào có lục lạp, chứa diệp lục.
  • C. Hình dạng luôn thay đổi do hình thành chân giả để di chuyển bắt mồi.
  • D. Di chuyển bằng roi bơi.

Câu 17: Đặc điểm để phân biệt nấm đảm và nấm túi là:

  • A. Dựa vào cơ quan sinh sản của nấm.
  • B. Dựa vào đặc điểm bên ngoài.
  • C. Dựa vào số lượng tế bào cấu tạo nên.
  • D. Dựa vào môi trường sống.

Câu 18: Đặc điểm nào không được dùng để phân loại các nhóm Thực vật?

  • A. Có mạch dẫn hoặc không có mạch dẫn.
  • B. Có hạt hoặc không có hạt.
  • C. Có rễ hoặc không có rễ.
  • D. Có hoa hoặc không có hoa.

Câu 19: Nhóm nào gồm các thiên địch diệt sâu bọ?

  • A. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo.               
  • B. Thằn lằn, cắt, cú mèo, rừng.
  • C. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú.             
  • D. Cóc, cú, mèo rừng, cắt.

Câu 20: Đâu là vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường tự nhiên ?

  • A. Cung cấp lượng thực, thực phẩm cho con người, động vật.                
  • B. Phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch.
  • C. Bảo vệ đất, nguồn nước, chắn gió, chắn sóng.
  • D. Giúp con người thích ứng với biến đổi khí hậu.

Câu 21: Quan sát sơ đồ các bậc phân loại của loài Cáo đỏ và cho biết tên khoa học của chúng?

  • A. Cáo đỏ.                
  • B. Vulpes.
  • C. Vulpes vulpes.
  • D. Canidae.

Câu 22: Nước được sử dụng để làm sữa chua là:

  • A. Nước sôi.              
  • B. Nước đun sôi để nguội đến khoảng 500C.              
  • C. Nước đun sôi để nguội.           
  • D. Nước lạnh.

Câu 23: Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?

  • A. Mắc màn khi đi ngủ.               
  • B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy.
  • C. Phát quang bụi rậm.              
  • D. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt.

Câu 24: Ở các vùng ven biển, mức độ sóng đánh vào bờ sẽ ảnh hưởng đến mức độ xói mòn của đất. Sóng đánh càng mạnh thì mức độ xói mòn càng cao. Thực hiện đánh giá mức độ sóng đánh ở hai vùng A và B thu được kết quả như hình:

Dựa vào hình, hãy dự đoán mức độ xói mòn của đất ở hai cùng A và B.

  • A. Đất ở vùng A có mức độ xói mòn cao hơn.                 
  • B. Đất ở vùng B có mức độ xói mòn cao hơn.
  • C. Cả hai vùng có mức độ xói mòn như nhau.             
  • D. Không có đáp án nào đúng.

Câu 25: Mục tiêu nào sau đây không phải của Công ước CBD (Convention on Biological Diversity?

  • A. Bảo toàn đa dạng sinh học.
  • B. Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành.
  • C. Phân phối công bằng, hợp lý lợi ích co được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen.
  • D. Cấm khai thác và sử dụng nguồn gen.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ