Trắc nghiệm KHTN 6 Kết nối tri thức học kì II

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?

  • A. Đa dạng nguồn gen.             
  • B. Đa dạng hệ sinh thái.
  • C. Đa dạng loài.                       
  • D. Đa dạng môi trường.

Câu 2: Khi xe đang chuyển động, muốn dừng xe lại, người ta dùng phanh để

  • A. Tạo ra ma sát trượt giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.
  • B. Tạo ra ma sát lăn giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.
  • C. Tạo ra ma sát nghỉ giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.
  • D. Tăng mức quán tính của xe làm xe dừng lại nhanh hơn.

Câu 3: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?

  • A. Hình thái đa dạng.                
  • B. Có xương sống.
  • C. Kích thước cơ thể lớn.          
  • D. Sống lâu.

Câu 4: Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

  • A. Xe đạp đi trên đường
  • B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn
  • C. Lò xo bị nén
  • D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào

Câu 5: Mũi tên được bắn bay đi là nhờ năng lượng từ …

  • A. mũi tên
  • B. cánh cung
  • C. gió
  • D. cả 3 yếu tố trên

Câu 6: họn phát biểu sai?

  • A. Mọi hoạt động hằng ngày của chúng ta đều cần đến năng lượng.
  • B. Chỉ có con người cần năng lượng để hoạt động còn thực vật thì không cần năng lượng.
  • C. Khi năng lượng càng nhiều thì khả năng tác dụng lực có thể càng mạnh.
  • D. Khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng lực cso thể càng dài.

Câu 7: Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:

  • A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
  • B. Số lượng loài và môi trường sống.
  • C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
  • D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.

Câu 8: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?

  • A. Chiếc thuyền đang chuyển động.
  • B. Con cá đang bơi.
  • C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.
  • D. Mẹ em đang rửa rau.

Câu 9: Dạng năng lượng tích trữ trong cánh cung khi được kéo căng là

  • A. động năng
  • B. hóa năng
  • C. thế năng đàn hồi
  • D. quang năng

Câu 10: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

  • A. Hoang mạc                           
  • B. Rừng ôn đới
  • C. Rừng mưa nhiệt đới              
  • D. Đài nguyên

Câu 11: Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào quyển sách có độ lớn

  • A. Lớn hơn trọng lượng của quyển sách.
  • B. Nhỏ hơn trọng lượng của quyển sách.
  • C. Bằng trọng lượng của quyển sách.
  • D. Bằng 0.

Câu 12: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của nước?

  • A. Quả dừa rơi từ trên cây xuống.
  • B. Bạn Lan đang tập bơi.
  • C. Bạn Hoa đi xe đạp tới trường.
  • D. Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời.

Câu 13: Nếu chọn mặt đất làm mốc tính thế năng thì vật nào sau đây có thế năng hấp dẫn?

  • A. Mũi tên đang bay
  • B. Xe đang chạy trên đường
  • C. Lò xo bị kéo giãn trên mặt đất
  • D. Quả bóng lăn trên mặt đất

Câu 14: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực không tiếp xúc?

  • A. Em bé đẩy cho chiếc xe đồ chơi rơi xuống đất.
  • B. Gió thổi làm thuyền chuyển động.
  • C. Cầu thủ đá quả bóng bay vào gôn.
  • D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng vê sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau?

  • A. Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
  • B. Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng.
  • C. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng
  • D. Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng

Câu 16: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

  • A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu. 
  • B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
  • C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
  • D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.

Câu 17: Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây?

  • A. P = 10 m
  • B. P = m
  • C. P = 0,1 m
  • D. m = 10 P

Câu 18: Bỏ một cục đá vào ly nước nóng, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Nhiệt độ của ly nước nóng sẽ tăng dần
  • B. Nhiệt truyền từ cục đá sang nước nóng
  • C. Nước nóng và cục đá truyền nhiệt qua lại lẫn nhau
  • D. Nhiệt truyền từ nước nóng sang cục đá. 

Câu 19: Khi quạt điện hoạt động thì

  • A. điện năng chuyển hóa thành động năng của cánh quạt là năng lượng có ích.
  • B. điện năng chuyển hóa thành động năng của cánh quạt là năng lượng hao phí.
  • C. điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng là năng lượng có ích.
  • C. điện năng chuyển hóa thành động năng làm cánh quạt quay và nhiệt năng làm nóng quạt là năng lượng có ích.

Câu 20: Thực vật được chia thành các ngành nào?

  • A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín                       
  • B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín
  • C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm                 
  • D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết

Câu 21: Trong quá trình sử dụng tủ lạnh, năng lượng hao phí là:

  • A. năng lượng nhiệt làm mát bên trong tủ
  • B. năng lượng nhiệt từ động cơ tỏa ra ngoài môi trường
  • C. năng lượng âm thanh khi tủ hoạt động
  • D. Cả B và C

Câu 22: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Khi lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một ………

  • A. Lực nâng
  • B. Lực kéo
  • C. Lực uốn
  • D. Lực đẩy

Câu 23: Nguồn năng lượng nào được sử dụng để tạo ra điện năng mà không sử dụng bất kỳ bộ phận nào?

  • A. Địa nhiệt
  • B. Thủy điện
  • C. Năng lượng hạt nhân
  • D. Năng lượng mặt trời

Câu 24: Thế nào là nguồn năng lượng tái tạo?

  • A. Nguồn năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên và có thể cạn kiệt
  • B. Nguồn năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên, liên tục được bổ sung thông qua các quá trình tự nhiên.
  • C. Nguồn năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng con người tự tạo ra và cung cấp liên tục thông qua các quá trình chuyển hóa.
  • D. Nguồn năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng không có sẵn trong thiên nhiên và có thể cạn kiệt.

Câu 25: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

  • A. Gây bệnh nấm da ở động vật.
  • B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
  • C. Gây bệnh viêm gan B ở người.
  • D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Câu 26:  Lò xo thường được làm bằng những chất nào?

  • A. Thép
  • B. Chì
  • C. Nhôm
  • D. Cả 3 loại trên

Câu 27: Hoạt động nào dưới đây sử dụng năng lượng hiệu quả?

  • A. Để máy tính ở chế độ chờ khi không sử dụng
  • B. Để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh
  • C. Sử dụng bóng đèn dây tóc thay cho đèn led
  • D. Sử dụng máy giặt khi đủ lượng quần áo để giặt

Câu 28: Lựa chọn các biện pháp phù hợp để tiết kiệm năng lượng cho gia đình và xã hội:

(1) Phơi quần áo dưới ánh nắng tự nhiên

(2) Thay các bóng đèn dây tóc bằng đèn tiết kiệm điện

(3) Sử dụng các vật dụng (chai, lọ, giấy cũ,…) để tạo thành đồ tái chế phục vụ cho cuộc sống.

(4) Tưới cưới khi trời vừa mưa xong

(5) Sử dụng hệ thống cảm biến tự động để tắt mở đèn khi có người.

(6) Sử dụng hết các thiết bị điện trong giờ cao điểm.

  • A. (1), (2), (3)
  • B. (1), (2), (3), (4)
  • C. (1), (2), (3), (5)
  • D. (4), (6)

Câu 29: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do

  • A. Trái Đất tự quay quanh trục.
  • B. trục Trái Đất nghiêng.
  • C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
  • D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Câu 30: Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực
  • B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi
  • C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi
  • D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người

Câu 31: Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do

  • A. Trái Đất tự quay quanh trục.
  • B. trục Trái Đất nghiêng.
  • C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
  • D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Câu 32: Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là?

  • A. Lực kế
  • B. Tốc kế
  • C. Nhiệt kế
  • D. Cân

Câu 33: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng và tự quay quanh nó.
  • B. Mặt Trăng là thiên thể không tự phát sáng, có dạng hình cầu.
  • C. Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng, có dạng hình tròn.
  • D. Mặt Trăng là thiên thể tự phát sáng và quay quanh Trái Đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày.

Câu 34: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?

  • A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
  • B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
  • C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
  • D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.

Câu 35: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây?

  • A. Lò xo luôn lấy lại được hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực.
  • B. Khi lò xo bị kéo dãn thì chiều dài lúc sau ngắn hơn chiều dài ban đầu.
  • C. Lực đàn hồi của lò xo có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo.
  • D. Độ biến dạng của lò xo là độ dãn của lò xo. 

Câu 36: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

“ Hình dạng nhìn thấy của (1) ….  là phần bề mặt của Mặt Trăng hướng về (2) … được ….. chiếu sáng”.

  • A. (1) Mặt Trăng, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trời.
  • B. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trăng, (3) Mặt Trời.
  • C. (1) Mặt Trăng, (2) Mặt Trời, (3) Mặt Trời.
  • D. (1) Mặt Trời, (2) Trái Đất, (3) Mặt Trăng.

Câu 37: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?

  • A. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh được gọi chung là các thiên thể.
  • B. Hệ Mặt Trời nằm trong Dải Ngân Hà.
  • C. Dải Ngân Hà có phạm vi không gian lớn hơn Thiên Hà.
  • D. Trong mỗi Thiên Hà có rất nhiều các hành tinh.

Câu 38: Ngân Hà của chúng ta thuộc kiểu Thiên Hà nào?

  • A. Thiên Hà xoắn ốc
  • B. Thiên Hà elip
  • C. Thiên Hà hỗn hợp
  • D. Thiên Hà không định hình.

Câu 39: Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?

  • A. Trùng Entamoeba                
  • B. Trùng Plasmodium    
  • C. Trùng giày       
  • D. Trùng roi

Câu 40: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

  • A. Hướng của lực
  • B. Điểm đặt, phương, chiều của lực.
  • C. Điểm đặt, phương, độ lớn của lực.
  • D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ