[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 chương VI: Từ tế bào đến cơ thể

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chương 6: Từ tế bào đến cơ thể sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đặc điểm chính của cơ thể sinh vật là:

  • A. Cảm ứng.                       
  • B. Di động.
  • C. Sinh trưởng và sinh sản.            
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 2: Cơ thể đơn bào là cơ thể có cấu tạo:

  • A. Một tế bào.                       
  • B. Hai tế bào.
  • C. Hàng trăm tế bào.            
  • D. Hàng nghìn tế bào.

Câu 3: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là:

  • A. Hệ cơ quan.                
  • B. Cơ quan.
  • C. Mô.                            
  • D. Tế bào.

Câu 4: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là:

  • A. Tế bào.                      
  • B. Mô.
  • C. Cơ quan.                     
  • D. Hệ cơ quan.

Câu 5: Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản nào?

(1) Cảm ứng và vận động                    (4) Hô hấp

(2) Sinh trưởng                                    (5) Bài tiết

(3) Dinh dưỡng                                    (6) Sinh sản

  • A. (2), (3), (4), (6).                    
  • B. (1), (3), (5), (6).
  • C. (2), (3), (4), (5), (6).              
  • D. (1), (2), (3), (4), (5), (6).

Câu 6: Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào?

  • A. Con chó.          
  • B. Trùng biến hình.            
  • C. Con ốc sên.            
  • D. Con cua.

Câu 7: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm:

  • A. Hệ rễ và hệ thân.                   
  • B. Hệ thân và hệ lá.
  • C. Hệ chồi và hệ rễ.                   
  • D. Hệ cơ và hệ thân.

Câu 8: Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các cơ quan nào sau đây?

  • A. Tim và máu.                         
  • B. Tim và hệ mạch.
  • C. Hệ mạch và máu.                  
  • D. Tim, máu và hệ mạch.

Câu 9: Cho các sinh vật sau:

(1) Tảo lục                               (4) Tảo vòng

(2) Vi khuẩn lam                     (5) Cây thông

(3) Con bướm

Các sinh vật đơn bào là?

  • A. (1), (2).              
  • B. (5), (3).              
  • C. (1), (4).              
  • D. (2), (4).

Câu 10: Loại sinh vật đơn bào nào sau đây có thể quan sát được bằng mắt thường?

  • A. Tảo lục.                      
  • B. Trùng roi.                   
  • C. Tảo bong bóng.
  • D. Vi khuẩn lam.   

Câu 11: Đâu là trình từ sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn?

  • A. Tế bào - cơ quan - hệ cơ quan - cơ thể - mô.
  • B. Mô - tế bào - hệ cơ quan - cơ quan - cơ thể.
  • C. Tế bào - mô - cơ quan - hệ cơ quan - cơ thể.
  • D. Cơ thể - hệ cơ quan - cơ quan - tế bào – mô.

Câu 12: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào.
  • B. Mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng lên cấp độ lớn hơn là hệ cơ quan.
  • C. Cơ thể người chỉ có một hệ cơ quan duy nhất suy trì toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.
  • D. Thực vật có hai hệ cơ quan là hệ chồi và hệ rễ.    

 Câu 13: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?

  • A. Màu sắc.                                       
  • B. Kích thước.
  • C. Số lượng tế bào tạo thành.              
  • D. Hình dạng.

Câu 14; Quy trình sinh trưởng của sinh vật là:

  • A. Quá trình tạo ra con non.                
  • B. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường.
  • C. Quy trình loại bỏ các chất thải.
  • D. Quy trình cơ thể lớn lên về kích thước.

Câu 15: Quy trình bài tiết của sinh vật là:

  • A. Quá trình tạo ra con non.                
  • B. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường.
  • C. Quy trình loại bỏ các chất thải.
  • D. Quy trình cơ thể lớn lên về kích thước.

Câu 16: Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào?

  • A. Tế bào.              
  • B. Cơ thể.              
  • C. Cơ quan.           
  • D. Mô.

Câu 17: Dạ dày được cấu tạo từ các cấp tộ tổ chức nhỏ hơn nào?

  • A. Mô và hệ cơ quan.                
  • B. Tế bào và cơ quan.
  • C. Tế bào và mô.                       
  • D. Cơ quan và hệ cơ quan.

Câu 18: Đâu là nhóm mô thực vật?

  • A. Mô phân sinh, mô biểu bì, mô cơ.
  • B. Mô cơ, mô thần kinh, mô liên kết.
  • C. Mô biểu bì, mô phân sinh, mô liên kết.
  • D. Mô phân sinh, mô biểu bì, mô dẫn, mô cơ bản.

Câu 19: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật sống?

  • A. Quá trình chuyển năng lượng mặt trời thành năng lượng điện ở pin mặt trời.
  • B. Quá trình đốt cháy carbonhydrate để tạo năng lượng ở người.
  • C. Quá trình thu nhỏ kích thước của hòn đá cuội bên dòng suối.
  • D. Quá trình mài sắt thành kim.

Câu 20: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật không sống?

  • A. Quá trình đốt cháy xăng để khiến động cơ chuyển động ở xe máy.
  • B. Quá trình chui lên khỏi mặt đất của cây nấm sau mưa.
  • C. Quá trình hấp thu khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide khi thỏ hô hấp.
  • D. Quá trình dài ra ở móng tay người.

Câu 21: Đọc đoạn văn sau và cho biết: Sự xuất hiện của các mầm ung thư xảy ra ở cấp độ nào?

 

  • A. Tế bào.
  • B. Mô.
  • C. Cơ quan.
  • D. Hệ cơ quan.

Câu 22: Đâu là đặc điểm của cấp tổ chức sống?

  • A. Theo nguyên tắc thứ bậc.
  • B. Hệ thống mở và tự điều chỉnh.
  • C. Liên tục tiến hoá.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 23: Nối các vế ở cột A với cột B để hoàn thành định nghĩa của các quá trình sống cơ bản.

a)    

Cảm ứng và vận động

1)   

Quá trình tạo ra con non.

b)   

Sinh trưởng

2)   

Quá trình lấy oxygen và thải carbon dioxide thông qua hoạt động hít vào thở ra.

c)    

Bài tiết

3)   

Quá trình lấy thức ăn, nước uống.

d)   

Dinh dưỡng

4)   

Quá trình loại bỏ các chất thải.

e)    

Hô hấp

5)   

Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường.

f)     

Sinh sản

6)   

Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước.

  • A. a – 4, b – 1, c – 2, d – 3, e – 6, f – 5.
  • B. a – 5, b – 6, c – 4, d – 3, e – 2, f – 1.
  • C. a – 5, b – 6, c – 2, d – 3, e – 1, f – 2.
  • D. a – 6, b – 5, c – 3, d –1, e – 2, f – 4.

Câu 24: Cơ quan sau thuộc hệ cơ quan nào ở người?

  • A. Hệ tuần hoàn.
  • B. Hệ hô hấp.
  • C. Hệ bài tiết.
  • D. Hệ nội tiết.

Câu 25: Ở người, nếu mũi và miệng bị tổn thương, không thể hít thở thì cơ quan nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp?

  • A. Tim.              
  • B. Phổi.              
  • C. Gan.           
  • D. Thực quản.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ