[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 chương I: Mở đầu về khoa học tự nhiên (Phần 4)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự nhiên?

  • A. Nghiên cứu về tâm lí của vận động viên bóng đá.
  • B. Nghiên cứu về ngoại ngữ.
  • C. Nghiên cứu về luật đi đường.                                               
  • D. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ.

Câu 2: Kí hiệu dưới đây có ý nghĩa gì?

  • A. Chất dễ cháy.
  • B. Chất ăn mòn.
  • C. Chất gây độc cho môi trường.
  • D. Cấm uống nước.

Câu 3: Kính lúp không quan sát được vật nào dưới đây?

  • A. Con bọ cánh cứng. 
  • B. Virus corona.
  • C. Chim ruồi.
  • D. Chiếc lá.

Câu 4: Khi quan sát vật mẫu bằng kính hiển vi, chúng ta đặt mắt nhìn vật mẫu qua:

  • A. Chân kính.
  • B. Vật kính.
  • C. Thị kính.
  • D. Giá đỡ.

Câu 5: Có bao nhiêu bước khi sử dụng kính hiển vi?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 6: Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A. Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
  • B. Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài nhỏ nhất của vật mà thước có thể đo được.
  • C. Độ chia nhỏ nhất của thước là 1mm.
  • D. Độ chia nhỏ nhất của thước là khoảng cách giữa hai vạch có in số liên tiếp của thước.

Câu 7:  Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Mọi vật đều có khối lượng.
  • B. Người ta sử dụng cân để đo khối lượng.
  • C. Khối lượng là số đo của lượng bao bì chứa vật.
  • D. Các đơn vị đo khối lượng là miligam, gam, tạ,…

Câu 8: Đâu không phải là đơn vị đo thời gian?

  • A. Inch.
  • B. Giờ.
  • C. Ngày.
  • D. Thế kỉ.

Câu 9:Hiện tượng nào sau đây được dùng làm cơ sở chế tạo dụng cụ đo nhiệt độ?

  • A. Hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất khí.
  • B. Hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
  • C. Hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất rắn.
  • D. Hiện tượng co vì nhiệt của chất lỏng.

Câu 10: Nghiên cứu xử lí nước ô nhiễm nói lên vai trò gì của khoa học tự nhiên?

  • A. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.
  • B. Bảo vệ môi trường.
  • C. Theo dõi sức khoẻ con người.
  • D. Nâng cao hiểu biết của con người về vũ trụ.

Câu 11: Khi dùng thước để đo một vật em cần phải:

  • A. Biết GHĐ và ĐCNN.
  • B. Ước lượng độ dài của vật cần đo.
  • C. Chọn thước đo thích hợp cho vật cần đo.
  • D. Thực hiện cả 3 yêu cầu trên.

Câu 12: Cho các bước đo khối lượng của vật:

(1) Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0

(2) Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp

(3) Đặt vật cần cân lên đĩa cân

(4) Đọc và ghi kết quả đo

(5) Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân

Để đo khối lượng của một vật dùng cân đồng hồ ta thực hiện theo thứ tự các bước như nào là đúng nhất?

  • A. (1), (2), (3), (4), (5).
  • B. (2). (1), (3), (5), (4).
  • C. (2). (1), (3), (4), (5).
  • D. (1), (2), (3), (5), (4).

Câu 13: Ở mỗi loại kính lúp có ghi: 3x, 5x,… số chỉ đó có ý nghĩa gì?

  • A. Là số bội giác của kính lúp cho biết kích thước ảnh quan sát được trong kính.
  • B. Là số bội giác của kính lúp cho biết độ lớn của vật.
  • C. Là số bội giác của kính lúp cho biết vị trí của vật.
  • D. Là số bội giác của kính lúp cho biết khả năng phóng to ảnh của một vật.

Câu 14: Điền số thích hợp vào chỗ trống: 120 giây = … phút

  • A. 1 phút.
  • B. 2 phút.
  • C. 3 phút.
  • D. 4 phút.

Câu 15: Để xác định thành tích của một vận động viên chạy 200m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây?

  • A. Đồng hồ quả lắc.
  • B. Đồng hồ bấm giây.
  • C. Đồng hồ treo tường.
  • D. Đồng hồ để bàn.

Câu 16: Khi nói về cách ngắm chừng qua kính hiển vi, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
  • B. Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
  • C. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
  • D. Điều chỉnh tiêu cự của thị kính sao cho ảnh cuối cùng của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

Câu 17:Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 800C và 3570C.

  • A. Nhiệt kế thủy ngân.
  • B. Nhiệt kế rượu.
  • C. Nhiệt kế y tế.
  • D. Cả ba nhiệt kế trên.

Câu 18: Để đo nhiệt độ rượu người ta nên dùng nhiệt kế nào?

  • A. Nhiệt kế điện tử.
  • B. Nhiệt kế y tế.
  • C. Nhiệt kế rượu.
  • D. Nhiệt kế đổi màu.

Câu 19: Đổi khối lượng sau ra kilôgam:

650g = …kg

2,4 tạ = …kg

  • A. 0,65kg và 24kg.
  • B. 0,65kg và 240kg.
  • C. 6,5kg và 2400kg.
  • D. 0,065kg và 240kg.

Câu 20: Một học sinh dùng cân Roberval để đo khối lượng của quyển vở và thu được kết quả là 63g. Theo em, quả cân có khối lượng nhỏ nhất trong hộp quả cân của cân này là bao nhiêu?

  • A. 5g.   
  • B. 2g.
  • C 0,1g.
  • D. 1g.

Câu 21: Giờ nghỉ giải lao bắt đầu từ 9h50 phút đến 10h05 phút. Vậy nghỉ giải lao được bao nhiêu giờ ?

  • A. 0.2 giờ.
  • B. 0,25 giờ.
  • C. 0,3 giờ.
  • D. 0,15 giờ.

Câu 22: Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là:

  • A. 1 giờ 3 phút.
  • B. 1 giờ 27 phút.
  • C. 2 giờ 33 phút.
  • D. 10 giờ 33 phút.

Câu 23: Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, ta cần phải làm gì khi thu dọn thủy ngân?

  • A. Đóng kín cửa lại, đeo khẩu trang và găng tay, dùng chổi mềm quét dọn.
  • B. Mở toang cừa sổ cho thủy ngân bay ra hết.
  • C. Lấy chổi và hót rác gom thật nhanh gọn, không đeo khẩu trang.
  • D. Gọi cấp cứu y tế.

Câu 24: Để quan sát được gân của một chiếc lá, chúng ta cần phải cầm kính lúp như thế nào?

  • A. Cầm kính song song tầm mắt, từ từ dịch kính ra xa để lựa chọn khoảng cách nhìn rõ nét nhất.
  • B. Cầm kính song song tầm mắt, xa so với lá và gần so với mắt.
  • C. Áp sát kính vào mắt.
  • D. Áp sát kính vào lá.

Câu 25: Inch là một trong các đơn vị đo chiều dài của Anh. Khi mua tivi, người ta nói tivi 17 inch nghĩa là đường chéo màn hình là 17inch. Biết 1inch = 2,54cm. Nếu bố của Bình mua một chiếc tivi 25inch, thì có nghĩa đường chéo màn hình là:

  • A. 53,3cm.
  • B. 533mm.
  • C. 5,33m.
  • D. Cả A,B,C đều sai.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ