[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 chương VII: Đa dạng thế giới sống (Phần 2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chương 7: Đa dạng thế giới sống sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?

  • A. Động vật, Thực vật, Nấm.                        
  • B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus.
  • C. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus.
  • D. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.

Câu 2:  Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?

  • A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
  • B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
  • C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.
  • D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.

Câu 3: Ba loại hình dạng điển hình của vi khuẩn là?

  • A. Hình cầu, hình khối, hình que.                  
  • B. Hình lăng trụ, hình khối, hình xoắn.
  • C. Hình que, hình xoắn, hình cầu.                 
  • D. Hình khối, hình que, hình cầu.

Câu 4: Vi khuẩn được cấu tạo bởi các thành phần chính nào?

  • A. Vùng nhân, tế bào chất, màng tế bào, thành tế bào.
  • B. Nhân, màng tế bào, thành tế bào, roi, lông.
  • C. Vùng nhân, tế bào chất, roi, lông, thành tế bào.
  • D. Nhân, roi, tế bào chất, màng sinh chất, lông.

Câu 5: Quan sát hình dưới đây và xác định cấu tạo của virus bằng cách lựa chọn đáp án đúng.

  • A. (1) Vỏ ngoài, (2) Vỏ protein, (3) Phần lõi.
  • B. (1) Vỏ protein, (2) Vỏ ngoài, (3) Phần lõi.
  • C. (1) Phần lõi, (2) Vỏ protein, (3) Vỏ ngoài.
  • D. (1) Vỏ ngoài, (2) Phần lõi, (3) Vỏ protein.

Câu 6: Trùng kiết lị kí sinh ở đâu trên cơ thể người?

  • A. Dạ dày.             
  • B. Phổi.                 
  • C. Ruột.                 
  • D. Não.

Câu 7: Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực.
  • B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi.
  • C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi.
  • D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người.

Câu 8: Trong các nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

  • A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu. 
  • B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
  • C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
  • D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.

Câu 9: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?

  • A. Mặt dưới của lá.                    
  • B. Mặt trên của lá.
  • C. Thân cây.                             
  • D. Rễ cây.

Câu 10: Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:

  • A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.
  • B. Số lượng loài và môi trường sống.
  • C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.
  • D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.

Câu 11: Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?

  • A. Đa dạng nguồn gen.            
  • B. Đa dạng hệ sinh thái.
  • C. Đa dạng loài.                    
  • D. Đa dạng môi trường.

Câu 12: Vì sao cần phải phân loại thế giới sống?

  • A. Để đặt và gọi tên các loài sinh vật khi cần thiết.
  • B. Để xác định số lượng các loài sinh vật trên Trái Đất.
  • C. Để xác định vị trí của các loài sinh vật giúp cho việc tìm ra chúng giữa các sinh vật trở nên dễ dàng hơn.
  • D. Để thấy được sự khác nhau giữa các loài sinh vật.

Câu 13: Cho các loài: mèo, thỏ, chim bồ câu, ếch và các đặc điểm sau:

(1) Biết bay hay không biết bay 

(2) Có lông hay không có lông

(3) Ăn cỏ hay không ăn cỏ

(4) Hô hắp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi

(5) Sống trên cạn hay không sống trên cạn

(6) Phân tính hay không phân tính

Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này là?

  • A. (1), (4), (5).                
  • B. (2), (5), (6).
  • C. (1), (2), (3).                
  • D. (2), (3), (5).

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn.

  • A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
  • B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
  • C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
  • D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.

Câu 15: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra?

  • A. Viêm gan B, AIDS, sởi.
  • B. Tả, sởi, viêm gan A.
  • C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B.
  • D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da.

Câu 16: Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm?

  • A. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian.
  • B. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm.
  • C. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm.
  • D. Vaccine càng ngày càng mạnh hơn theo thời gian.

Câu 17: Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?

  • A. Trùng Entamoeba.                
  • B. Trùng Plasmodium.
  • C. Trùng giày.
  • D. Trùng roi.

Câu 18: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

  • A. Gây bệnh nấm da ở động vật.
  • B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
  • C. Gây bệnh viêm gan B ở người.
  • D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Câu 19: Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?

  • A. Cây bưởi.          
  • B. Cây vạn tuế.                
  • C. Rêu tản.            
  • D. Cây thông.

Câu 20: Ví dụ nào dưới đây nói về vai trò của động vật với tự nhiên?

  • A. Động vật cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống.
  • B. Động vật có thể sử dụng để làm đồ mỹ nghệ, đồ trang sức.
  • C. Động vật giúp con người bảo về mùa màng.
  • D. Động vật giúp thụ phấn và phát tán hạt cây.

Câu 21: Sự đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn các môi trường khác là do:

  • A. Nhiệt độ quá nóng.                   
  • B. Độ ẩm thấp.
  • C. Nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng thấp.
  • D. Cả 3 đáp án đều đúng.

Câu 22: Cho biết có mấy cặp đặc điểm được dùng để phân loại 4 loài sinh vật: cá, thằn lằn, hổ, khỉ đột.

  • A. 1 cặp.                
  • B. 2 cặp.
  • C. 3 cặp.
  • D. 4 cặp.

Câu 23: Theo em, khi làm sữa chua, cần phải ủ trong bao lâu để có được thành phẩm ngon, sánh mịn?

  • A. 1 – 2 tiếng.
  • B. 3 – 6 tiếng.
  • C. 7 – 8 tiếng.
  • D. Trên 10 tiếng.

Câu 24: Tại sao virus phải kí sinh bắt buộc?

  • A. Vì virus có kích thước hiển vi.              
  • B. Vì khi ra ngoài tế bào, virus sẽ trở thành vật không sống.              
  • C. Vì virus có cấu tạo tế bào nhân sơ.           
  • D. Vì khi ra ngoài tế bào, chất dinh dưỡng ít hơn.

Câu 25: Tại sao nấm không phải là một loại thực vật?

  • A. Không có dạng thân, lá.
  • B. Có dạng sợi.
  • C. Sinh sản chủ yếu bằng bào tử.
  • D. Không có diệp lục nên không thể quang hợp để tự tổng hợp chất hữu cơ.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ