[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 chương II: Chất quanh ta (Phần 1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chương 2: Chất quanh ta sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chọn phát biểu sai khi nói về chất:

  • A. Mỗi vật thể chỉ có một chất duy nhất.
  • B. Mọi vật thể đều được tạo thành từ chất.
  • C. Ở đâu có vật thể ở đó có chất.
  • D. Một chất có thể có trong nhiều vật thể.

Câu 2: Cho câu ca dao sau:

Chì khoe chì nặng hơn đồng

Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng.

Có bao nhiêu từ chỉ chất trong câu ca dao?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. Không có từ nào.

Câu 3: Vật thể tự nhiên là:

  • A. Ngôi nhà.
  • B. Đám mây.
  • C. Cây cầu.
  • D. Quyển sách

Câu 4: Chất ở thể nào có thể rót và chảy tràn trên bề mặt?

  • A. Thể dẻo.
  • B. Thể rắn.
  • C. Thể lỏng.
  • D. Thể khí.

Câu 5: Chất ở thể nào có hình dạng cố định?

  • A. Thể dẻo.
  • B. Thể rắn.
  • C. Thể lỏng.
  • D. Thể khí.

Câu 6: Chất ở thể nào dễ dàng lan truyền trong không gian theo mọi hướng?

  • A. Thể dẻo.
  • B. Thể rắn.
  • C. Thể lỏng.
  • D. Thể khí.

Câu 7: Ở điều kiện thường, khí oxygen có màu gì?

  • A. Xanh nhạt.
  • B. Vàng nhạt.
  • C. Hồng nhạt.
  • D. Không màu.

Câu 8: Ở thể lỏng và thể rắn, oxygen có màu gì?

  • A. Xanh nhạt.
  • B. Vàng.
  • C. Hồng nhạt.
  • D. Không màu.

Câu 9. Khí oxygen tồn tại ở đâu?

  • A. Trong không khí.
  • B. Trong nước.
  • C. Trong đất.
  • D. Cả ba phương án trên.

Câu 10:  Các chất trong dãy nào sau đây đều là chất?

  • A. Muối ăn, nhôm, cái ấm nước.
  • B. Đồng, muối ăn, đường mía.
  • C. Đường mía, xe máy, nhôm.
  • D. Cốc thủy tinh, cát, con mèo.

Câu 11: Các chất trong dãy nào sau đây đều là vật thể?

  • A. Cái thìa nhôm, cái ấm sắt, canxi.
  • B. Con chó, con dao, đồi núi.
  • C. Sắt, nhôm, mâm đồng.
  • D. Bóng đèn, điện thoại, thủy ngân.

Câu 12: Dãy gồm các vật thể tự nhiên là:

  • A. Con mèo, xe máy, con người.
  • B. Bánh mì, nước ngọt có gas, cây cối.
  • C. Cây cam, quả nho, bánh ngọt.
  • D. Con sư tử, đồi núi, mủ cao su.

Câu 13: Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:

  • A. Thể tích của chất lỏng.
  • B. Nhiệt độ.
  • C. Gió.
  • D. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

Câu 14: Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

  • A. Gió thổi.          
  • B. Lốc xoáy.         
  • C. Mưa rơi.            
  • D. Tạo thành mây.

Câu 15: Chất làm bình chứa phải ở thể rắn vì:

  • A. Vật rắn có hình dạng theo vật chứa.
  • B. Vật rắn có hình dạng cố định và rất khó nén.
  • C. Vật rắn thường đẹp hơn.
  • D. Vì vật rắn dễ nén.

Câu 16:  Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -890C. Khi đó oxygen tồn tại ở thể gì?

  • A. Khí.
  • B. Lỏng.
  • C. Rắn. 
  • D. Cả ba trạng thái.

Câu 17: Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí?

  • A. Sự cháy của than, củi, bếp ga.
  • B. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt.
  • C. Sự quang hợp của cây xanh.
  • D. Sự hô hấp của các loài động vật.

Câu 18: Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây?

  • A. Tham gia quá trình tạo mây.
  • B. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng.
  • C. Tham gia quá trình quang hợp của cây.
  • D. Hình thành sấm sét.

Câu 19: Trong các tính chất sau, đâu là tính chất hoá học của sắt?

  • A. Là chất rắn, màu xám, có ánh kim.
  • B. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
  • C. Bị nam châm hút.
  • D.Các đồ vật có chứa sắt để lâu ngoài không khí sẽ xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.

Câu 20: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

  • A. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen.
  • B. Đun nóng bát đựng muối đến khi có tiếng nổ lách tách.
  • C. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng.
  • D. Hòa tan muối vào nước.

Câu 21: Người ta đã lợi dụng tính chất nào của chất khí khi sản xuất các loại nước hoa, tinh dầu?

  • A. Dễ dàng nén được. 
  • B. Không có hình dạng xác định.
  • C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng. 
  • D. Không chảy được.

Câu 22: Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống làm lạnh sẽ thu được nước cất. Quá trình này ứng với khái niệm nào sau đây?

  • A. Sự đông đặc. 
  • B. Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
  • C. Sự nóng chảy và sự đông đặc. 
  • D. Sự sôi.

Câu 23: Khi làm muối từ nước biển, người dân làm muối (diêm dân) dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi cho nghề làm muối?

  • A.Trời nắng nóng.
  • B. Trời nhiều gió.
  • C. Trời hanh khô.
  • D.  Trời lạnh. 

Câu 24: Ta có thể dùng phương pháp nào để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng dầu?

  • A. Dùng cồn.
  • B. Quạt.
  • C. Dùng nước.
  • D. Phủ chăn bông ướt hoặc vải dày ướt.

Câu 25: Một phòng học dài 12m, rộng 7m và cao 4m. Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Biết oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí.

  • A. 336m3 và 68,2m3.
  • B. 67,2m3 và 336m3.
  • C. 336m3 và 67,2m3.
  • D. 33,6m3 và 67,2m3.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ