Trắc nghiệm KHTN 6 Kết nối tri thức học kì I

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

 NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?

  • A. Các hiện tượng tự nhiên
  • B. Các tính chất của tự nhiên
  • C. Các quy luật tự nhiên
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 2: Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực?

  • A. Màng nhân                 
  • B. Vùng nhân
  • C. Chất tế bào                 
  • D. Hệ thống nội màng

Câu 3: Tế bào động vật không có bào quan nào dưới đây?

  • A. Ti thể               
  • B. Không bào                 
  • C. Ribosome                  
  • D. Lục lạp

Câu 4: Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ ống hóa chất xuống sàn nhà ta cần phải làm gì đầu tiên?

  • A. Lấy tay hót hóa chất bị đổ vào ống hóa chất khác.
  • B. Dùng tay nhặt ống hóa chất đã vỡ vào thùng rác.
  • C. Trải giấy thấm lên dung dịch đã bị đổ ra ngoài.
  • D. Gọi cấp cứu y tế.

Câu 5: Điều gì xảy ra với các tế bào trong cơ thể khi cơ thể ngừng lớn?

  • A. Các tế bào trong cơ thể dừng sinh trưởng và sinh sản
  • B. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh trưởng nhưng vẫn sinh sản
  • C. Các tế bào trong cơ thể ngừng sinh sản nhưng vẫn sinh trưởng
  • D. Các tế bào trong cơ thể vẫn tiếp tục sinh trưởng và sinh sản

Câu 6: Điều gì xảy ra với dạ dày nếu quá trình thay thế các tế bào không diễn ra?

  • A. Dạ dày vẫn hoạt động bình thường
  • B. Thành dạ dày trở nên mỏng hơn
  • C. Dạ dày hoạt động tốt hơn
  • D. Dạ dày bị ăn mòn đến viêm loét

Câu 7: Loại sinh vật đơn bào nào sau đây có thể quan sát được bằng mắt thường?

  • A. Tảo lục                      
  • B. Trùng roi                   
  • C. Vi khuẩn lam            
  • D. Tảo bong bóng

Câu 8: Ở mỗi loại kính lúp có ghi: 3x, 5x,… số chỉ đó có ý nghĩa gì?

  • A. Là số bội giác của kính lúp cho biết kích thước ảnh quan sát được trong kính.
  • B. Là số bội giác của kính lúp cho biết độ lớn của vật.
  • C. Là số bội giác của kính lúp cho biết vị trí của vật.
  • D. Là số bội giác của kính lúp cho biết khả năng phóng to ảnh của một vật.

Câu 9: Cấp độ thấp nhất hoạt động độc lập trong cơ thể đa bào là

  • A. Hệ cơ quan                
  • B. Cơ quan
  • C. Mô                             
  • D. Tế bào

Câu 10: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta?

(1) Gọi đúng tên sinh vật

(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại

(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn

(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới

  • A. (1), (2), (3)               
  • B. (2), (3), (4)
  • C. (1), (2), (4)                
  • D. (1), (3), (4)

Câu 11: Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật?

(1) Đặc điểm tế bào

(2) Mức độ tổ chức cơ thể

(3) Môi trường sống

(4) Kiểu dinh dưỡng

(5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn

  • A. (1), (2), (3), (5)                     
  • B. (2), (3), (4), (5)
  • C. (1), (2), (3), (4)                    
  • D. (1), (3), (4), (5)

Câu 12: Cho các loài: mèo, thỏ, chim bồ câu, ếch và các đặc điểm sau:

(1) Biết bay hay không biết bay 

(2) Có lông hay không có lông

(3) Ăn cỏ hay không ăn cỏ

(4) Hô hắp bằng phổi hay không hô hấp bằng phổi

(5) Sống trên cạn hay không sống trên cạn

(6) Phân tính hay không phân tính

Các đặc điểm đối lập để phân loại các loài này là?

  • A. (1), (4), (5)                
  • B. (2), (5), (6)
  • C. (1), (2), (3)                
  • D. (2), (3), (5)

Câu 13: Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên?

  • A. Nghiên cứu về tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh. 
  • B. Nghiên cứu lai tạo giống cây trồng cho năng suất cao.
  • C. Nghiên cứu hành tinh sao Hỏa trong Hệ Mặt Trời.
  • D. Nghiên cứu quá trình tạo thạch nhũ trong hang động.

Câu 14: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

  • A. Lúa mì.                                         
  • B. Ngô.
  • C. Mía.                                              
  • D. Lúa gạo.

Câu 15: Nhiệt độ nào là an toàn trong nấu nướng, vi khuẩn bị tiêu diệt ?

  • A. 80oC – 100oC
  • B. 100oC - 115oC
  • C. 100oC - 180oC
  • D. 50oC - 60oC

Câu 16: Vi khuẩn là:

  • A. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
  • B. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
  • C. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
  • D. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.

Câu 17: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra?

  • A. Viêm gan B, AIDS, sởi
  • B. Tả, sởi, viêm gan A
  • C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B
  • D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da

Câu 18: Hệ thống giá đỡ của kính hiển vi bao gồm

  • A. Thị kính và vật kính.
  • B. Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn sáng.
  • C. Ốc to và ốc nhỏ.
  • D. Chân kính, thân kính, bàn kính và kẹp giữ mẫu.

Câu 19: Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus là?

  • A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch.
  • B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ.
  • C. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • D. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp.

Câu 20: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?

  • A. Hỗn hợp nước muối.                               
  • B. Hỗn hợp nước đường.
  • C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.        
  • D. Hỗn hợp nước và rượu.

Câu 21: Để đo thể tích người ta thường sử dụng dụng cụ nào?

  • A. Bình tràn
  • B. Bình chia độ
  • C. Bình chứa
  • D. Cả 3 bình trên đều được

Câu 22: Đơn vị nào là đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta?

  • A. Mét (m)
  • B. Kilômét (km)
  • C. Centimét (cm)
  • D. Đềximét (dm)

Câu 23: Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào dưới đây?

  • A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điểu chỉnh lượng gas.
  • B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất.
  • C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.
  • D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide.

Câu 24: Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?

  • A. Dễ dàng nén được 
  • B. Không có hình dạng xác định
  • C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng 
  • D. Không chảy được 

Câu 25: Sau khi lấy quặng ra khỏi mỏ cần thực hiện quá trình nào để thu được kim loại từ quặng?

  • A. Bay hơi            
  • B. Lắng gạn        
  • C. Nấu chảy          
  • D. Chế biến

Câu 26: Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là

  • A. Chất tinh khiết.                                        
  • B. Dung dịch.
  • C. Nhũ tương.                                              
  • D. Huyền phù.

Câu 27: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?

  • A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.
  • B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
  • C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
  • D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.

Câu 28: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?

  • A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
  • B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
  • C. Không nhìn thấy được.
  • D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

Câu 29: Có các bước đo khối lượng của vật:

(1) Vặn ốc điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0

(2) Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân có GHĐ và ĐCNN thích hợp

(3) Đặt vật cần cân lên đĩa cân

(4) Đọc và ghi kết quả đo

(5) Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân

Để đo khối lượng của một vật dùng cân đồng hồ ta thực hiện theo thứ tự các bước như nào là đúng nhất?

  • A. (1), (2), (3), (4), (5)
  • B. (2). (1), (3), (5), (4)
  • C. (2). (1), (3), (4), (5)
  • D. (1), (2), (3), (5), (4)

Câu 30: Tác hại của ô nhiễm môi trường là:

  • A. Hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông
  • B. Thực vật không phát triển được, phá hủy quá trình trồng trọt và chăn nuôi
  • C. Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: Hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, mưa acid,...
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 31: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?

  • A. Xe ô tô.                       
  • B. Cây cầu.
  • C. Cây bạch đàn.            
  • D. Ngôi nhà.

Câu 32: Trong thang nhiệt độ Fa – ren - hai, nhiệt độ nước đang sôi là bao nhiêu?

  • A. 320F
  • B. 2120F
  • C. 1000C
  • D. 3730K

Câu 33: Đơn vị cơ bản đo thời gian trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là:

  • A. Giờ
  • B. Giây
  • C. Phút
  • D. Ngày

Câu 34: Các chất trong dãy nào sau đây đều là chất?

  • A. Đồng, muối ăn, đường mía
  • B. Muối ăn, nhôm, cái ấm nước
  • C. Đường mía, xe máy, nhôm
  • D. Cốc thủy tinh, cát, con mèo

Câu 35: Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?

  • A. Dễ dàng nén được 
  • B. Không có hình dạng xác định
  • C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng 
  • D. Không chảy được 

Câu 36: Trong thang nhiệt độ Xen – xi – út, nhiệt độ nước đá đang tan là bao nhiêu?

  • A. 00C
  • B. 1000C
  • C. 2730K
  • D. 3730K

Câu 37: Những thao tác nào cần thực hiện khi dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ cơ thể?

  • A. Vẩy mạnh nhiệt kế để thủy ngân tụt xuống mức 350C.
  • B. Đặt bầu nhiệt kế vào nách và chờ khoảng 2 – 3 phút rồi lấy ra.
  • C. Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đọc kết quả đo luôn.
  • D. Cả 3 thao tác trên đều cần thực hiện.

Câu 38: Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

  • A. Ngói       .                                              
  • B. Đất sét.
  • C. Xi măng.                                                
  • D. Gạch xây dựng.

Câu 39: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

  • A. Sương đọng trên lá cây.
  • B. Sự tạo thành sương mù.
  • C. Sự tạo thành hơi nước.
  • D. Sự tạo thành mây.

Câu 40: Thế nào là vật liệu?

  • A. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn vào nhau.
  • B. Vật liệu là một số chất được sử dụng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, …
  • C. Vật liệu là một chất hoặc một hỗn hợp một số chất được con người được sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
  • D. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ