[KNTT] Trắc nghiệm KHTN 6 chương III: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng (Phần 1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chương 3: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thế nào là vật liệu?

  • A. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...
  • B. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
  • C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
  • D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

Câu 2: Dãy nào dưới đây gồm các vật liệu?

  • A. Gốm, nhựa, cao su, thuỷ tinh.
  • B. Gốm, nhựa, xăng, gỗ.
  • C. Nhựa, xăng, dầu mỏ, cao su.
  • D. Quặng, dầu mỏ, cao su, thuỷ tinh.

Câu 3:Vật liệu nào sau đây không dẫn điện?

  • A. Gốm.
  • B. Nhôm.
  • C. Đồng.
  • D. Sắt.

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau: "Gỗ vừa là ... để làm nhà, vừa là ... sản xuất giấy, vừa là ... để đun nấu”.

  • A. Vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu.
  • B. Nguyên liệu, nhiên liệu.
  • C. Vật liệu, nguyên liệu.
  • D. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu.

Câu 5: Cây mía là nguyên liệu chính để sản xuất:

  • A. Muối ăn.                                
  • B. Nước mắm.                        
  • C. Dầu ăn.                             
  • D. Đường ăn.

Câu 6: Nhiên liệu tái tạo là:

  • A. Nhiên liệu mất hàng trăm triệu năm mới tạo ra được.
  • B. Nhiên liệu được hình thành từ các lớp có nguồn gốc thực vật.
  • C. Nhiên liệu tự nhiên, chỉ mất thời gian ngắn là có thể bổ sung được.
  • D. Nhiên liệu chứa hàm lượng lớn carbon và hydrocarbon, được tạo thành bởi quá trình phân huỷ kị khí của các loài sinh vật chết bị chôn vùi khoảng hơn 300 triệu năm.

Câu 7: Đâu là nguồn năng lượng không thể tái tạo được?

  • A. Năng lượng gió                 
  • B. Năng lượng mặt trời.
  • C. Thủy điện.            
  • D. Than đá.

Câu 8: Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện để sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là:

  • A. Vật liệu.                                                    
  • B. Nhiên liệu.
  • C. Nguyên liệu.                                                           
  • D. Vật liệu hoặc nguyên liệu.

Câu 9: Chất có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng chính cần thiết cho các hoạt động sống là:

  • A. Carbonhydrate.
  • B. Vitamin.    
  • C. Chất đạm.
  • D. Chất béo.

Câu 10: Chất có vai trò cấu tạo nên cơ thể sinh vật, tham gia cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống là:

  • A. Carbonhydrate.
  • B. Vitamin.    
  • C. Chất đạm.
  • D. Chất béo. 

Câu 11: 4 nhóm dinh dưỡng chính mà con người cần là:

  • A. Carbonhydrate, protein, lipid và oxygen.
  • B. Carbonhydrate, protein, lipid và vitamin.
  • C. Carbonhydrate, oxygen, lipid và oxygen.
  • D. Carbonhydrate, protein, vitamin và oxygen.

Câu 12: Trong một đoạn dây điện, phần nào của dây là chất dẫn điện:

  • A. Phần vỏ nhựa của dây.
  • B. Phần đầu của đoạn dây.
  • C. Phần cuối của đoạn dây.
  • D. Phần lõi của dây.

Câu 13: Mô hình 3R có nghĩa là gì?

  • A. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.
  • B. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường.
  • C. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.
  • D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.

Câu 14: Dựa vào tính chất nào mà kim loại đồng, kim loại nhôm lại được sử dụng làm dây điện?

  • A. Dẫn nhiệt tốt.
  • B. Dẫn điện tốt.
  • C. Bền.
  • D. Rẻ.

Câu 15: Quặng bôxit dùng làm nguyên liệu để sản xuất :

  • A. Sắt.
  • B. Nhôm.
  • C. Gang.
  • D. Thép.

Câu 16: Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?

  • A. Nông sản.
  • B. Bông.
  • C. Dầu thô.
  • D. Gỗ.

Câu 17: Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?

  • A. Nhiên liệu lỏng.
  • B. Nhiên liệu khí.
  • C. Nhiên liệu rắn.
  • D. Nhiên liệu hóa thạch.

Câu 18: Giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn chất rắn và chất lỏng?

  • A. Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn.
  • B. Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng.
  • C.Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng.
  • D. Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng.

Câu 19: 1g carbonhydrate có thể cung cấp cho cơ thể bao nhiêu kcal năng lượng?

  • A. 50 kcal.
  • B. 40 kcal.    
  • C. 5 kcal.
  • D. 4 kcal.

Câu 20: Bệnh bướu cổ là do thiếu chất khoáng gì?

  • A. zinc (kẽm).                       
  • B. calcium (canxi).
  • C. iodine (iot).                           
  • D. phosphorus (photpho).

Câu 21: Các giải pháp để giảm tác hại tới môi trường của vật liệu nhựa?

  • A. Tích cực phân loại rác thải trong đó có rác thái nhựa để tái chế.
  • B. Ưu tiên sử dụng các vật dụng sản xuất từ nguyên liệu dễ phân hủy, thân thiện với môi trường.
  • C. Hạn chế tới mức tối đa việc dùng vật liệu nhựa.
  • D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 22: Đâu không phải là cách sử dụng nhiên liệu an toàn và hiệu quả?

  • A. Để lửa thật to khi dùng than, củi, bếp ga,… để nấu ăn.
  • B. Hạn chế dùng các phương tiện cá nhân như xe máy,…
  • C. Tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng: xe buýt, tàu điện,...
  • D. Tắt hết các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng.

Câu 23: Khi cơ thể thiếu iot sẽ dễ mắc bệnh gì?

  • A. Bệnh tim.
  • B. Bệnh về tuyến giáp.
  • C. Bệnh thận.
  • D. Bệnh về xương khớp.

Câu 24: Vải may quần áo thường được làm từ sợi bông hoặc sợi polymer (nhựa). Loại làm bằng sợi bông có đặc tính thoáng khí, hút ẩm tốt hơn, mặc dễ chịu hơn nên thường đắt hơn vải làm bằng sợi polymer. Vậy làm thể nào ta có thể phân biệt được hai loại vải này?

  • A. Đem đốt.
  • B. Nhúng vào nước.
  • C. Dùng tay sờ.
  • D. Nhìn bằng mắt.

Câu 25: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để khai thác an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững?

  • A. Khai thác nguyên liệu triệt để.
  • B. Đổi mới công nghệ khai thác, chế biến.
  • C. Kiểm soát, xử lí chất thải, bảo vệ môi trường.
  • D. Khai thác một cách khoa học, tiết kiệm và có giới hạn.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ