Trắc nghiệm KHTN 6 Kết nối tri thức học kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KHTN 6 kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Việc làm nào sau đây là quá trình tách chất dựa theo sự khác nhau về kích thước hạt?

  • A. Giặt giẻ lau bảng bằng nước từ vòi nước.
  • B. Ngâm quả dâu với đường để lấy nước dâu.
  • C. Lọc nước bị vẩn đục bằng giấy lọc.
  • D. Dùng nam châm hút bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh.

Câu 2: Đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống gọi là gì?

  • A. Mô                   
  • B. Tế bào              
  • C. Biểu bì                       
  • D. Bào quan

Câu 3: Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì?

  • A. Tham gia trao đổi chất với môi trường
  • B. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
  • C. Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào
  • D. Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng

Câu 4: Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho vào nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng?

  • A. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn.
  • B. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại.
  • C. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thay rửa các lớp đáy bể lọc.
  • D. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt.

Câu 5: Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường?

  • A. Tế bào trứng cá                    
  • B. Tế bào vảy hành
  • C. Tế bào mô giậu                    
  • D. Tế bào vi khuẩn

Câu 6: Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?

  • A. 4                      
  • B. 8                      
  • C. 12                    
  • D. 16 

Câu 7: Cơ thể nào sau đây là cơ thể đơn bào?

  • A. Con chó.          
  • B. Trùng biến hình.            
  • C. Con ốc sên.            
  • D. Con cua.

Câu 8: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?

  • A. Khí tự nhiên.                                          
  • B. Dầu mỏ.
  • C. Than đá.                                                 
  • D. Ethanol.

Câu 9: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?

  • A. Màu sắc                                        
  • B. Kích thước
  • C. Số lượng tế bào tạo thành              
  • D. Hình dạng

Câu 10: Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người?

  • A. Tim                  
  • B. Phổi                 
  • C. Não                  
  • D. Dạ dày

Câu 11: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

  • A. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.
  • B. Chẻ nhỏ củi.
  • C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít càng tốt.
  • D. Phơi củi cho thật khô.

Câu 12: Con cá vàng là cấp độ tổ chức nào của cơ thể đa bào?

  • A. Tế bào              
  • B. Cơ thể              
  • C. Cơ quan           
  • D. Mô

Câu 13: Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?

  • A. Động vật, Thực vật, Nấm                        
  • B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus
  • C. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus
  • D. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật

Câu 14: Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi:

  • A. Vừa đủ.
  • B. Thiếu.
  • C. Dư.
  • D. Cả B và C đều đúng.

Câu 15: Khi tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại một nhóm sinh vật cần tuân thủ theo nguyên tắc nào?

  • A. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập nhau.
  • B. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có cơ quan di chuyển khác nhau.
  • C. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có môi trường sống khác nhau.
  • D. Từ một tập hợp sinh vật ban đầu tách thành hai nhóm có kiểu dinh dưỡng khác nhau.

Câu 16: Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinhh cho người nhiễm vi khuẩn:

(1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.

(2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh.

(3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách.

(4) Dùng kháng sinh đủ thời gian.

(5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm khuẩn.

Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất:

  • A. (1), (2), (3), (4), (5)              
  • B. (1), (2), (5)
  • C. (2), (3), (4), (5)                     
  • D. (1), (2), (3), (4)

Câu 17: Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh là:

  • A. 1 – 2 tuần.
  • B. 2 – 4 tuần.
  • C. 24 giờ.
  • D. 3 – 5 ngày.

Câu 18: Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?

  • A. Nước khoáng.                               
  • B. Nước biển.
  • C. Sodium chloride.                           
  • D. Gỗ.

Câu 19: Vai trò quan trọng nhất của vi khuẩn trong tự nhiên là gì?

  • A. Phân giải xác sinh vật và chất thải động vật
  • B. Giúp ức chế vi khuẩn có hại, bảo vệ hệ tiêu hóa
  • C. Sử dụng trong chế biến thực phẩm như sữa chua, dưa muối
  • D. Sản xuất thuốc kháng sinh

Câu 20: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí ?

  • A. Cô cạn nước đường thành đường
  • B. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen
  • C. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.
  • D. Hơi nến cháy trong không khí chứa oxygen tạo thành carbon dioxide và hơi nước.

Câu 21: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng:

  • A. Có kích thước hiển vi
  • B. Có cấu tạo tế bào nhân sơ
  • C. Chưa có cấu tạo tế bào
  • D. Có hình dạng không cố định

Câu 22: Vật liệu nào sau đây là chất cách điện?

  • A. Gỗ                   
  • B. Đồng                
  • C. Sắt                    
  • D. Nhôm

Câu 23: Nước đựng trọng cốc bay hơi càng nhanh khi:

  • A. Nước trong cốc càng nhiều.
  • B. Nước trong cốc càng ít.
  • C. Nước trong cốc càng nóng.
  • D. Nước trong cốc càng lạnh.

Câu 24: Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là

  • A. Áo sơ mi.                                         
  • B. Bút chì.
  • C. Viên kim cương.                              
  • D. Đôi giày.

Câu 25: Em đang đun nước, sau một thời gian thấy tiếng nước reo và mặt nước sủi lăn tăn, nước bắt đầu sôi. Vậy hiện tượng nước sôi liên quan tới lĩnh vực khoa học nào?

  • A. Hóa học
  • B. Vật lí học
  • C. Sinh học
  • D. Hóa học và sinh học

Câu 26: Vật liệu nào sau đây được dùng để sản xuất xoong, nồi nấu thức ăn?

  • A. Nhựa                
  • B. Gỗ                    
  • C. Kim loại                     
  • D. Thủy tinh

Câu 27: Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?

  • A. Đá vôi.                                                   
  • B. Đất sét.
  • C. Cát.                                                        
  • D. Gạch.

Câu 28: Trong một đoạn dây điện, phần nào của dây là chất dẫn điện:

  • A. Phần vỏ nhựa của dây
  • B. Phần đầu của đoạn dây
  • C. Phần cuối của đoạn dây
  • D. Phần lõi của dây

Câu 29: Trong các đơn vị khối lượng sau đây: tấn, tạ, lạng, gam đơn vị nào là đơn vị đo lớn nhất?

  • A. Tấn
  • B. Tạ
  • C. Lạng
  • D. Gam

Câu 30: Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên làm gì?

  • A. Chặt cây xây cầu cao tốc.
  • B. Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
  • C. Trồng cây xanh.
  • D. Xây thêm nhiều khu công nghiệp.

Câu 31: Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

  • A. Ngói       .                                              
  • B. Đất sét.
  • C. Xi măng.                                                
  • D. Gạch xây dựng.

Câu 32: Cách bảo quản kính lúp nào sau đây là đúng?

  • A. Không nên lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên vì sẽ làm mặt kính bị xước.
  • B. Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính chuyên dụng, lau kính bằng khăn mềm.
  • C. Có thể để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn mà không sợ mờ kính.
  • D. Cả 3 cách trên đều đúng.

Câu 33: Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là

  • A. nhiên liệu.                                                        
  • B. nguyên liệu.
  • C. phế liệu.                                                          
  • D. vật liệu.

Câu 34: Để xác định thành tích của một vận động viên chạy 200m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây?

  • A. Đồng hồ quả lắc
  • B. Đồng hồ treo tường
  • C. Đồng hồ bấm giây
  • D. Đồng hồ để bàn

Câu 35: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?

  • A. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp.
  • B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất.
  • C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
  • D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.

Câu 36: Để thu được kết quả đo chính xác ta cần:

  • A. Đặt cân trên bề mặt bằng phẳng.
  • B. Để vật cân bằng trên đĩa cân.
  • C. Đọc kết quả khi cân ổn định.
  • D. Cả 3 phương án trên.

Câu 37: Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau để được câu phát biểu đúng:

Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm (1)…: Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng (2)… .

  • A. (1) nóng – lạnh; (2) cao.
  • B. (1) nóng – lạnh; (2) thấp.
  • C. (1) nhiệt độ; (2) cao.
  • D. (1) nhiệt độ; (2) thấp.

Câu 38: Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát:

  • A. Khoảng từ 3 đến 20 lần.
  • B. Khoảng từ 40 đến 3000 lần.
  • C. Khoảng từ 10 đến 1000 lần.
  • D. Khoảng từ 5 đến 2000 lần.

Câu 39: Khi sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật nhỏ, người ta điều chỉnh theo cách nào sau đây?

  • A. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên hay xuống sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
  • B. Thay đổi khoảng cách giữa vật và vật kính bằng cách giữ nguyên toàn bộ ống kính, đưa vật lại gần vật kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
  • C. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất.
  • D. Thay đổi khoảng cách giữa vật và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất

Câu 40: Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ cần dụng cụ:

  • A. Bình chia độ
  • B. Bình chia độ, bình tràn
  • C. Bình chứa
  • D. Cả B và C

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ