[KNTT] Trắc nghiệm văn 6 bài 7: Thế giới cổ tích (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 bài 7: Thế giới cổ tích sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng với chi tiết “Niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy” trong truyện Thạch Sanh?

  • A. Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta
  • B. Chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh
  • C. Dùng để dụng hàng quân giặc
  • D. Làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện

Câu 2: Phẩm chất nào sau đây không có ở nhân vật Thạch Sanh?

  •  A. Thật thà chất phác
  • B. Nhân hậu, vị tha
  • C. Dũng cảm, tài năng
  • D. Lấy ân nghĩa trả oán thù

Câu 3: Chi tiết nào sau đây nói lên sự ra đời khác thường của chàng Thạch Sanh?

  • A. Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con
  • B. Thạch Sanh sớm  mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi.
  • C. Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên thuộc kiểu nhân vật nào sau đây?

  • A. Nhân vật thông minh
  • B. Nhân vật có xuất thân từ loài vật
  • C. Nhân vật ngốc nghếch
  • D. Nhân vật dũng sĩ, tài năng

Câu 5: Vì sao nhân vật Thạch Sanh hấp dẫn người đọc?

  • A. Chàng là người có nhiều phép lạ
  • B. Chàng được lấy công chúa và làm vua
  • C. Chàng là người hiền hậu, dũng cảm, vị tha, hành động vì nghĩa
  • D. Chàng là người khỏe mạnh

Câu 6: Sự kiện “Thạch Sanh tiêu diệt chằn tinh” được kể theo trình tự nào sau đây?

  • A. Thời gian trước, sau
  • B. Theo kết quả trước, nguyên nhân sau
  • C. Theo không gian
  • D. Không theo thứ tự nào

Câu 7: Truyện Thạch Sanh chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh…

  • A. Đấu tranh chinh phục tự nhiên
  • B. Đấu tranh chống xâm lược
  • C. Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội
  • D. Đấu tranh giữa thiện và ác

Câu 8: Chi tiết nào thể hiện ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội

  • A. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt
  • B. Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng
  • C. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho
  • D. Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua

Câu 9: Trong truyện Thạch Sanh, mẹ con Lí Thông là người như thế nào?

  • A. Là người nông dân chất phác, thật thà nhưng tốt bụng
  • B. Là người ti tiện, bủn xỉn, chỉ muốn lấy của người khác
  • C. Là người gian xảo, có lòng dạ nham hiểm và độc ác
  • D. Là người có phép thuật và thường xuyên sử dụng phép thuật ấy để làm hại người khác

Câu 10:Tác giả dân gian kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh trong mối quan hệ giữa đời sống thần thánh với đời sống trần gian với mục đích gì?

  • A. Thể hiện ước mơ về sức mạnh thần kì chiến thắng thiên nhiên
  • B. Thỏa mãn ước mơ có sức mạnh thần kì để chiến thắng giặc ngoại xâm
  • C. Thỏa mãn trí tưởng tượng bay bổng, hết sức thực tế của nhân dân ta trong cuộc sống
  • D. Ca ngợi phẩm chất, tài năng nhân vật cũng như chính nhân dân lao động

Câu 11: Thông qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm gì?

  • A. Yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh
  • B. Gửi gắm ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội
  • C. Ca ngợi sức mạnh trí tuệ, cơ bắp của người nông dân
  • D. Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình

Câu 12: Từ “sẽ sàng” có phải từ ghép không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 13: Từ “khúc khích” có phải từ láy không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 14: Từ “chuồn chuồn” có phải từ láy không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 15: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Cái nết đánh chết cái đẹp”

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 16: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai đi đâu đấy hỡi ai – Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm”.

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 17: Từ “chuồn chuồn” có phải từ láy không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 18: Từ “nghe” trong câu “Hai vợ chồng nghe lời chim may một túi vải, bề dọc bề ngang vừa đúng ba gang” có nghĩa là:

  • A. Thu nhận bằng tai những lời chim nói
  • B. Làm đúng theo lời chim
  • C. Chấp nhận điều chim nói
  • D. Tán thành điều chim nói

Câu 19: Qua việc may túi theo lời chim dặn và được chim đưa đi lấy vàng ở đảo xa, người em đã thể hiện...

  • A. là một người dại dột.
  • B. là một người có khao khát giàu sang.
  • C. là một người ham được đi đây đi đó.
  • D. là một người trung thực.

Câu 20: Trong việc chia gia tài, người anh đã tỏ ra như thế nào?

  • A. Thương em
  • B. Công bằng
  • C. Tham lam và ích kỉ
  • D. Độc ác

Câu 21: Việc người anh bị rơi xuống biển cùng bao nhiêu vàng bạc châu báu lấy được là kết quả tất yếu của:

  • A. Sự tham lam.
  • B. Thời tiết không thuận lợi.
  • C. Sự trả thù của chim.
  • D. Quãng đường chim phải bay xa xôi quá.

Câu 22: Dòng nào dưới đây đúng với ý nghĩa có thể rút ra từ truyện “Cây khế”:

  • A. Tham một miếng, tiếng cả đời
  • B. Tham một bát bỏ cả mâm
  • C. Tham thì thâm
  • D. Tham vàng bỏ ngãi

Câu 23: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai làm cho bướm lìa hoa – Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”.

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 24: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Mấy hôm nay cụ nhà cháu khó ở”.

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 25: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Giận bầm gan tím ruột”.

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 26: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

  • A. Ai chăm chỉ, tốt bụng sẽ gặp được điều tốt lành
  • B. Những kẻ xấu xa, tham lam sẽ tự gây họa cho bản thân
  • C. Kẻ xấu xa, tham lam vẫn sẽ gặp điều tốt lành
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 27: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.

  • A. Ẩn dụ
  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh
  • D. Hoán dụ

Câu 28: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”

  • A. Nhằm khẳng định sức mạnh của đoàn kết
  • B. Nhằm khẳng định của tình cảm vợ chồng
  • C. Nhằm đề cao giá trị của tình cảm
  • D. Nhằm thể hiện tình yêu thương thủy chung của vợ chồng.

Câu 29: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Cái nết đánh chết cái đẹp”

  • A. Coi trọng phẩm chất đức hạnh con người hơn hình thức bề ngoài.
  • B. Đề cao cái đẹp về hình thức, hơn cái đẹp về phẩm chất.
  • C. Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, hình thức bên ngoài.
  • D. Khẳng định giá trị của cái đẹp và cái nết, bao giờ cái đạp cũng hơn cái nết.

Câu 30: Từ “Sính lễ” trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có nghĩa là…

  • A. lễ vật dùng trong nghi lễ cúng tế trời đất
  • B. lễ vật để dâng cúng tiên đế
  • C. lễ vật quần thần dâng lên nhà vua
  • D. lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ