[CTST] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X (P1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X thuộc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào dưới đây là đúng khi nói về bộ lạc Văn Lang:

  • A. Là bộ lạc mạnh nhất, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng từ Việt Trì (Phú Thọ) đến chân núi Ba Vì (Hà Nội) ngày nay.
  • B. Nghề đúc đồng chưa phát phát triển.
  • C. Cư dân thưa thớt, sống ven những bãi bồi, trồng lúa, trồng dâu.
  • D. Xuất hiện vào thời kì văn hóa Đồng Đậu.

Câu 2: Nguyên nhân nào sau đây không phải là sự thúc đẩy cho sự ra đời của nước Văn Lang:

  • A. Nhu cầu trị thủy.
  • B. Đối phó với lũ lụt.
  • C. Bảo vệ mùa màng.
  • D. Có sự mở rộng quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á. 

Câu 3: Khác với truyền thuyết, khoa học lịch sử đã chứng minh nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ra đời cách ngày nay:

  • A. 4 000 năm.
  • B. 3 500 năm.
  • C. 2 700 năm.
  • D. 2 000 năm. 

Câu 4: Sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt?

  • A. Đoàn kết.
  • B. Trọng nghĩa khí.
  • C. Chống ngoại xâm.
  • D. Trọng văn.

Câu 5: Nghề chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là:

  • A. Làm đồ gốm.
  • B. Đánh bắt cá.
  • C. Luyện kim, đúc đồng.
  • D. Trồng lúa nước.

Câu 6: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về các ngành nghề thủ công và luyện kim của cư dân Văn Lang, Âu Lạc:

  • A. Các ngành nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, làm nhà, đóng thuyền phát triển.
  • B. Những hoa văn tinh xảo trên trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng đào thịnh là minh chứng cho sự tiếp thu, học hỏi trình độ kĩ thuật và mĩ thuật của thợ thủ công người Trung Hoa.
  • C. Nghề luyện kim và kĩ thuật đúc đồng dần được chuyên môn hóa.
  • D. Kĩ thuật rèn sắt xuất hiện.

Câu 7: Một trong những chiếc trống đồng có hoa văn phong phú nhất minh chứng cho nền văn minh của người Việt cổ, được phát hiện vào năm 1893 ở tỉnh Hà Nam là:

  • A. Trống đống Ngọc Lũ.
  • B. Trống đồng Đông Sơn.
  • C. Trống đồng Cảnh Thịnh.
  • D. Trống đồng Vạn Gia Bá. 

Câu 8: Phong tục, tập quán, tín ngưỡng từ thời Văn Lang hiện không còn được người Việt lưu giữ đến ngày nay:

  • A. Gói bánh chưng, làm bánh giày.
  • B. Ăn trầu.
  • C. nhuộm răng đen, xăm mình.
  • D. Mặc váy yếm trong cuộc sống hằng ngày.

 Câu 9: Ở Việt Nam, thời kì Bắc thuộc kéo dài trong khoảng thời gian nào?

  • A. Năm 179 TCN - 938.
  • B. Năm 179 - 938.
  • C. Năm 111 TCN - 905.
  • D. Năm 111 - 905.

 Câu 10: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội nước ta thời Bắc thuộc là:

  • A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.
  • B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với quý tộc người Việt.
  • C. Mâu thuẫn giữa quý tộc Việt Nam với chính quyền đô hộ.
  • D. Mẫu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với chính quyền đô hộ.

Câu 11: Thành lũy nào ở Hà Nội ngày nay do chính quyền đô hộ xây đắp:

  • A. Thành Vạn An.
  • B. Thành Tống Bình.
  • C. Thành Luy Lâu.
  • D. Thành Cổ Loa. 

Câu 12: Nghề thủ công mới nào không xuất hiện trong thời kì chuyển biến về kinh tế thời Bắc thuộc:

  • A. Làm giấy.
  • B. Làm đường, làm mật mía.
  • C. Làm “vải Giao Chỉ” từ vỏ cây đay, cây chuối.
  • D. Làm nhựa.

 Câu 13: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cuộc đấu tranh giữ gìn văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc:

  • A. Chính quyền đô hộ đã thi hành nhiều chính sách đồng hóa dân tộc ta về văn hóa bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, nhằm ép buộc người Việt theo lễ nghi, phong tục Hán.
  • B. Học theo nghi lễ, phong tục tập quán của người Hán.
  • C. Những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc vốn có từ thời dựng nước tiếp tục được giữ gìn trong các làng xã của người Việt.
  • D. Người Việt cải biến một số phong tục, tập quán cho phù hợp với dân tộc. 

Câu 14: Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đích :

  • A. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông.
  • B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta.
  • C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa.
  • D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta.

Câu 15: Những câu thơ sau nằm trong bài thơ nào, của tác giả nào?

“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”  mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.

  • A. Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm.
  • B. Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi.
  • C. Quê hương, Đỗ Trung Quân.
  • D. Tràng Giang, Huy Cận. 

Câu 16: Xăm mình là phong tục có từ thời dựng nước. Ý nghĩa của việc nhân dân ta xăm mình là:

  • A. Không bị thuỷ quái làm hại.
  • B. Người Việt không quen sống trong môi trường nước
  • C. Tham gia vào Hội làng.
  • D. Một bộ phận nhân dân sinh hoạt theo nếp sống riêng

Câu 17: Mục tiêu chung của các cuộc khởi nghĩa do người Việt phát động trong thời Bắc thuộc là:

  • A. Giành quyền dân sinh.
  • B. Giành chức Tiết độ sứ.
  • C. Giành quyền độc lập dân tộc.
  • D. Giành độc lập, tự chủ. 

Câu 18: Trưng Trắc, Trưng Nhị là:

  • A. Hào trưởng lớn ở vùng Quan Yên, quận Cửu Chân (tỉnh Thanh Hóa ngày nay).
  • B. Con gái Lạc tướng huyện Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
  • C. Làm quan nhỏ ở xứ Kinh Bắc (tỉnh Thái Nguyên ngày nay).
  • D. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, quê ở Hoan Châu (tỉnh Hà Tĩnh ngày nay). 

Câu 19: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta” là câu nói của:

  • A. Hai Bà Trưng.
  • B. Ngô Quyền.
  • C. Võ Nguyên Giáp.
  • D. Hồ Chí Minh.

Câu 20: Dấu tích thành Vạn An trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan hiện nay nằm ở:

  • A. Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
  • B. Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
  • C. Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
  • D. Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

 Câu 21: Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh:

  • A. Nhà Đường suy yếu.
  • B. Được truyền ngôi.
  • C. Được vua Đường trọng dụng.
  • D. Chiếm ngôi.

Câu 22: Thông tin nào dưới đây không đúng về Khúc Thừa Dụ:

  • A. Là một hào trưởng địa phương ở Ninh Giang, Hải Dương.
  • B. Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu đã chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ.
  • C. Tự xưng hoàng đế, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
  • D. Có con trai là Khúc Hạo – người đã tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử.

Câu 23: Thông tin nào dưới đây không chính xác về sông Bạch Đằng:

  • A. Chạy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng).
  • B. Đây là con đường thủy tốt nhất để đi vào nước ta.
  • C. Lòng sông hẹp và nông, mực nước sông lúc thủy triều cao nhất và thấp nhất không chênh lệch nhiều.
  • D. Địa hình xung quanh có nhiều cồn gò, bãi, đầm lầy,… giúp bố trí lực lượng quân thủy, bộ cùng chiến đấu chặn giặc thuận lợi. 

Câu 24: Căn cư làng Giềng gắn với nghĩa quân của Dương Đình Nghệ thuộc địa phương:

  • A. Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
  • B. Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.  
  • C. Huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
  • D. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. 

Câu 25:Vương quốc Chăm-pa ra đời vào:

  • A. Năm 190.
  • B. Năm 191.
  • C. Năm 192.
  • D. Năm 193. 

Câu 26: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là:

  • A. Du lịch biển.
  • B. Thủ công nghiệp.
  • C. Chế tác kim hoàn.
  • D. Nông nghiệp trồng lúa nước.

 Câu 27: Phần không thể thiếu trong lễ hội của cư dân Chăm-pa là:

  • A. Nhảy múa.
  • B. Cúng tế.
  • C. Âm nhạc.
  • D. Cúng tế và âm nhạc. 

Câu 28: Công trình văn hóa Chăm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới là:

  • A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
  • B. Tháp Chăm (Phan Rang).
  • C. Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế).
  • D. Tháp Hòa Lai (Ninh Thuận). 

Câu 29:  Đặc điểm của vùng đất là địa bàn của vương quốc cổ Phù Nam là:

  • A. Thường bị ngập vào mùa mưa khi nước sông dâng lên cao và bị xâm nhập mặn từ biển vào mùa khô.
  • B. Có phù sa màu mỡ, lớp đất tơi xốp từ sông Mê Công.
  • C. Quanh năm khô, hạn.
  • D. Bị xâm nhập mặn từ biển vào. 

Câu 30: Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam nằm ở:

  • A. Vùng ven biển miền Trung nước ta.
  • B. Các tỉnh Nam Bộ nước ta.
  • C. Vùng đồng bằng sông Cửu Long nước ta.
  • D. Bao gồm nhiều vùng đất thuộc một số quốc gia Đông Nam Á ngày nay. 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ