[CTST] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 3: Xã hội cổ đại (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 3: Xã hội cổ đại thuộc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhà nước Ai Cập cổ đại hình thành trên lưu vực:

  • A. Sông Hoàng Hà.
  • B. Sông Nin.
  • C. Sông Ơ-phrat và Ti-gro
  • D. Sông Trường Giang.

Câu 2: Con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại là:

  • A. Sông Ti-gơ-rơ.
  • B. Sông Ấn.
  • C. Hoàng Hà.
  • D. Sông Nin.

Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về việc gieo trồng lúa mì của người Ai Cập cổ đại phụ thuộc vào lũ trên sông Nin:

  • A. Hằng năm từ tháng 7, mực nước trên sông Nin dâng cao, nước lũ tràn lên hai bên bờ.
  • B. Tháng 10, nước sông bắt đầu rút, để lại những lớp đất phù sau màu đen. Người Ai Cập cổ đại nhanh chóng gieo trồng lúa mì.
  • C. Từ tháng 3, cư dân bắt đầu thu hoạch và tích trữ lúa mì, đảm bảo nguồn lương thực.
  • D. Ở Ai Cập, nước sông Nin lên xuống hai mùa trong năm không ổn định.

 Câu 4: Các công trình kiến trúc ở Ai Cập thường đồ sộ vì muốn thể hiện:

  • A. Sức mạnh của đất nước.
  • B. Sức mạnh của thần thánh.
  • C. Sức mạnh và uy quyền của nhà vua.
  • D. Tình đoàn kết dân tộc.

Câu 5: “Sông Nin luôn biến Ai Cập từ một bồn nước trở thành một vườn hoa và một đồng cát bụi” là câu nói nổi tiếng của nhà sử gia:

  • A. Tu-xi-đít.
  • B. Pô-li-biu-xơ.
  • C. Xi-xê-rông.
  • D. Hê-rô-dốt.

 Câu 6:  Những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên mang lại cho Lưỡng hà cổ đại là:

  • A. Trồng chà là, ngũ cốc, rau củ.
  • B. Hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa Lưỡng Hà và những vùng xung quanh rất phát triển.
  • C. Thuần dưỡng động vật.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7: Nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà là:

  • A. Xu-me.
  • B. Mê-nét.
  • C. Ba Tư.
  • D. Ha-mu-ra-bi. 

Câu 8:  Điều kiện tự nhiên nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành của Lưỡng Hà cổ đại:

  • A. Có nhiều con sông lớn.
  • B. Đất phù sa màu mỡ, tơi xốp, dễ canh tác với nhiều đồng bằng rộng lớn.
  • C. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.
  • D. Vùng ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.

Câu 9: Đoạn tư liệu sau miêu tả về con sông nào?

“Về mùa xuân, nước sông dâng cao, mang phù sau màu mỡ bồi đắp cho vùng hạ lưu, biến vùng cửa sông trở thành đồng bằng, bờ biển của vịnh Ba Tư phải lùi xa gần 200km”.

  • A. Sông Nin.
  • B. Sông Ti-gơ-rơ.
  • C. Sông Ơ-phơ-rát.
  • D. Sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ.

Câu 10: Nền văn minh Lưỡng Hà hình thành sớm ngay cả khi chưa có đồ sắt vì:

  • A. Đất đai màu mỡ, dễ canh tác.
  • B. Kinh tế nông nghiệp phát triển sớm, năng suất cao, tạo ra sản phẩm dư thừa.
  • C. Nhu cầu hợp tác làm thủy lợi, chinh phục các dòng sông.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

 Câu 11: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự phân chia xã hội Ấn Độ theo đẳng cấp:

  • A. Luật lệ ở Ấn Độ rất hà khắc.
  • B. Tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cổ đại.
  • C. Tạo thành những tập đoàn khép kín, biệt lập, làm xã hội Ấn Độ cổ đại thêm chia cắt, phức tạp. Tuy nhiên nó không còn tồn tại đến ngày nay.
  • D. Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.

 Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về hai tác phẩm văn học nổi bật nhất thời cổ đại ở Ấn Độ:

  • A. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của văn học Ấn Độ và Đông Nam Á ở các giai đoạn sau này.
  • B. Ma-ha-bha-ra-ta được coi là một bộ “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội Ấn Độ thời cổ đại.
  • C. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na thuộc thể loại sử thi.
  • D. Ra-ma-y-a-na kể về tình yêu vĩ đại, đức hi sinh của người mẹ dành cho con. 

Câu 13: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sông Ấn và sông Hằng:

  • A. Cư dân Ấn Độ cổ đại sinh sống chủ yếu ở lưu vực sông Hằng.
  • B. Ở lưu vực sông Ấn, khí hậu khô nóng, mưa ít, do tác động của sa mạc.
  • C. Cư dân làm nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi ở lưu vực hai con sông.
  • D. Ở lưu vực sông Hằng, đất đai màu mỡ hơn, mưa nhiều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc.

Câu 14: Chữ Phạn ở Ấn Độ cổ đại còn được gọi là:

  • A. Chữ viết trên giấy Pa-pi-rút.
  • B. Chữ viết trên đất sét.
  • C. San- krít.
  • D. Chữ hình nêm.

Câu 15: Một trong những lễ hội tôn giáo cổ ở Ấn Độ và lớn nhất thế giới là:

  • A. Lễ hội Loy-Kra thong.
  • B. Lễ hội té nước Songkran.
  • C. Lễ hội tắm nước sông Hằng (Cum Me-la).
  • D. Lễ hội Hin-đu Thaipusam.

Câu 16: Hoàng Hà là con sông lớn thứ mấy ở Trung Quốc?

  • A. Thứ nhất.
  • B. Thứ hai.
  • C. Thứ ba.
  • D. Thứ tư.

 Câu 17: Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại:

  • A. Nhà Chu.
  • B. Nhà Tần.
  • C. Nhà Nguyên.
  • D. Nhà Thương.

 Câu 18: Vạn Lí Trường Thành được người Trung Quốc xây dựng nhằm mục đích:

  • A. Ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.
  • B. Ngăn chặn dòng nước lũ từ thượng nguồn tràn về.
  • C. Thuận lợi cho việc giao thông đi lại giữa các vùng.
  • D. Thể hiện sức mạnh của các nhà nước phong kiến.

Câu 19:  Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Hoàng Hà dài 5464 km, là con sông lớn thứ hai ở Trung Quốc. Con sông này chứa lượng phù sa cao nhất so với các con sông khác trên thế giới. “Một bát nước Hoàng Hà, nửa bát phù sa“ Lưu vực Hoàng Hà là nơi khởi nguồn của văn minh Trung Hoa, là kinh đô của 4 triều đại: Chu, Tần, Hán, Đường; là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của Trung Quốc suốt một thời kì dài. Đây cũng là nơi ra đời của nhiều phát minh nổi tiếng: đồ gốm, đồ đồng, lụa, giấy,....

Hình ảnh Hoàng Hà gợi nhớ cho em về con sông nào ở miền Bắc Việt Nam cũng có những đặc điểm tương tự:

  • A. Sông Mã.
  • B. Sông Cả.
  • C. Sông Đuống.
  • D. Sông Hồng.

Câu 20: Hi Lạp có nhiều khoáng sản như: đồng, sắt, vàng, bạc, đặc biệt là:

  • A. Titan.
  • B. Thép.
  • C. Thiếc.
  • D. Đá cẩm thạch.

Câu 21: Điều kiện tự nhiên lớn nhất có tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp là:

  • A. Có nhiều vịnh, hải cảng.
  • B. Có nhiều đồng bằng rộng lớn.
  • C. Hệ động, thực vật đa dạng, phong phú.
  • D. Khí hậu khô nóng.

Câu 22: Khí hậu ở Hy Lạp có đặc điểm:

  • A. Lạnh giá quanh năm.
  • B. Ấm áp với nhiều ngày nắng quanh năm.
  • C. Nóng ấm, mưa nhiều quanh năm.
  • D. Nhiệt đới.

 Câu 23: Hy Lạp cổ đại được hình thành ở:

  • A. Trên lưu vực các dòng sông lớn.
  • B. Vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo.
  • C. Trên các đồng bằng.
  • D. Trên các cao nguyên.

Câu 24: Bán đảo I-ta-li-a thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào sau đây?

  • A. Chăn nuôi.
  • B. Trồng trọt.
  • C. Giao thương và hàng hải.
  • D. Phát triển công nghiệp.

Câu 25: Đại hội nhân dân ở A-ten có vai trò:

  • A. Bầu cử ra các cơ quan, quyết định mọi công việc.
  • B. Đại diện cho thần quyền và vương quyền.
  • C. Chỉ tồn tại về hình thức.
  • D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.

Câu 26: Sử học Hy Lạp được gọi là:

  • A. Cội nguồn của sử học phương Tây.
  • B. Quê hương của sử học thế giới.
  • C. Nơi có nhiều nhà sử học nổi tiếng nhất phương Tây.
  • D. Nơi có những tác phẩm sử học đồ sộ nhất phương Tây. 

Câu 27: Miền Nam và đảo Xi-xin thuận tiện cho việc:

  • A. Trồng trọt.
  • B. Chăn nuôi.
  • C. Khai thác khoáng sản trong lòng đất.
  • D. Giao thương và các hoạt động hàng hải.

Câu 28: Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế:

  • A. Nông nghiệp.
  • B. Thủ công nghiệp.
  • C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
  • D. Chăn nuôi gia súc.

Câu 29: Ai là người cho xây dựng Rô-ma nguy nga, tráng lệ với lời tuyên bố “Ta đã nhận một Rô-ma bằng gạch và để lại một Rô-ma bằng cẩm thạch:

  • A. Hô-me.
  • B. Hê-rô-đốt.
  • C. Ốc-ta-vi-út.
  • D. A-ri-xtot.

Câu 30: Hệ thống chữ cái La-tinh là nền tảng cho

  • A. Hơn 100 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.
  • B. Hơn 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.
  • C. Hơn 300 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.
  • D. Hơn 400 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ