Trắc nghiệm hóa 12 chương 2: Cacbohidrat (P6)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 12 chương 2: Cacbohidrat (P6) . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Tinh bột không cho phản ứng tráng gương.
  • B. Tinh bột tan tốt trong nước lạnh.
  • C. Tinh bột cho phản ứng màu với dung dịch iot.
  • D. Tinh bột có phản ứng thủy phân.

Câu 2: Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ?

  • A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt.
  • B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín.
  • C. Còn có tên gọi là đường nho.
  • D. Có 0,1% trong máu người.

Câu 3: Khẳng định nào sau đây đúng ?

  • A. Glucozo và fructozơ đều là hợp chất đa chức.
  • B. Glucozơ và fructozơ là đồng phần của nhau.
  • C. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau vì đều có thành phần phân tử là(C6H10O5)n.
  • D. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, dễ kéo thành tơ.

Câu 4: Quy trình sản xuất đường mía gồm các giai đoạn sau:

  1. ép mía;
  2. tẩy màu nước mía bằng SO2;
  3. thêm vôi sữa vào nước mía để lọc bỏ tạp chất;
  4. thổi CO2 để lọc bỏ CaCO3;
  5. cô đặc để kết tinh đường.

Thứ tự đúng của các công đoạn là

  • A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).
  • B. (1) → (3) → (2) → (4) → (5).
  • C. (1) → (3) → (4) → (2) → (5).
  • D. (1) → (5) → (3) → (4) → (2).

Câu 5: Cho m g glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NHtạo ra 43,2 g Ag. Cũng m g hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 g Br2 trong dd. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là:

  • A. 0,05 mol và 0,15 mol
  • B. 0,10 mol và 0,15 mol.
  • C. 0,2 mol và 0,2 mol
  • D. 0,05 mol và 0,35 mol.

Câu 6: Cho sơ đồ:

     

 Tên gọi của phản ứng nào sau đây là không đúng:

  • A. (3): Phản ứng lên men ancol.
  • B. (4): Phản ứng lên men giấm.
  • C. (2): Phản ứng thủy phân.
  • D. (1): Phản ứng cộng hợp.

Câu 7: Cho 1 ml ancol etylic, 1 ml axit axetic và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm. Lắc đều và đun nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó làm lạnh rồi thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hoà. Hiện tượng quan sát được là

  • A. dung dịch phân thành 2 lớp.
  • B. xuất hiện chất rắn màu trắng kết tinh,
  • C. dung dịch chuyển thành vẩn đục,
  • D. không có hiện tượng gì.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Saccarozo được gọi là đường nho.
  • B. Polime tan tốt trong nước.
  • C. Trimetylamin là chất khí ở điều kiện thường.
  • D. Triolein là chất béo no.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

  • A. Saccarozo làm mất màu nước brom.
  • B. Xenlulozo có cấu trúc mạch phân nhánh,
  • C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
  • D. Glucozo bị khử bởi dung dịch-AgNO3 trong NH3.

Câu 10: Thực nghiệm nào sau đây cho kết quả không phù hợp với cấu trúc của glucozơ?

  • A. Khử hoàn toàn tạo n-hexan
  • B. Tác dụng với AgNO3/NHtạo kết tủa Ag.
  • C. Tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam
  • D. Tác dụng (CH3CO)2O tạo este tetraxetat.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung là Cn(H2O)n.
  • B. Cacbohiđrat được chia thành ba nhóm chủ yếu là: monosaccarit, đisaccarit, polisaccarit.
  • C. Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân được.
  • D. Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccarit.

Câu 12: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng ban đầu. Giá trị của m là

  • A. 13,5.   
  • B. 30,0.   
  • C. 15,0.    
  • D. 20,0.

Câu 13: Phát biểu không đúng là:

  • A. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2.
  • B. Thủy phân (xúc tác H$^{+}$, t$^{o}$) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit
  • C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H$^{+}$, t$^{o}$) có thể tham gia phản ứng tráng gương
  • D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.

Câu 14: Thủy phân m gam tinh bột trong môi trường axit (giả sử sự thủy phân chỉ tạo glucozo). Sau phản ứng, đem trung hòa axit bằng kiềm rồi thực hiện phản ứng tráng bạc thu được m gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thủy phân tinh bột là:

  • A. 66,67%.             
  • B. 80%.
  • C. 75%.             
  • D. 50%.

Câu 15: Dùng thuốc thử AgNO3/NH3 đun nóng có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?

  • A. Glucozơ và mantozơ
  • B. Glucozơ và glixerol
  • C. Saccarozơ và glixerol
  • D. Glucozơ và fructozơ

Câu 16: Khí COchiếm 0,03 % thể tích không khí. Thể tích không khí (ở đktc) để cung cấp CO2 cho phản ứng quang hợp để tạo ra 27 gam glucozơ là:

  • A. 44800 lít     
  • B. 672 lít
  • C. 67200 lít     
  • D. 448 lít

Câu 17: Glucozơ và saccarozơ có đặc điểm chung nào sau đây?

  • A. Phản ứng thủy phân
  • B. Đều là monosaccarit.
  • C. Dung dịch đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh.
  • D. Phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Câu 18: Cho xenlulozơ, toluen, phenol, glixerol tác dụng với HNO3/H2SO4 đặc. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các phản ứng này?

  1. Sản phẩm của các phản ứng đều chứa nitơ
  2. Sản phẩm của các phản ứng đều có nước tạo thành
  3. Sản phẩm của các phản ứng đều thuộc loại hợp chất nitro, dễ cháy, nổ
  4. Các phản ứng đều thuộc cùng một loại phản ứng
  • A. (3)
  • B. (4)
  • C. (3) và (4)
  • D. (2) và (4)

Câu 19: Mantozơ có thể tác dụng với chất nào trong các chất sau:

  1. H2 (Ni, t$^{o}$);
  2. Cu(OH)2;
  3. [Ag(NH3)2]OH;
  4. (CH3O)2O/H2SO4 đặc;
  5. CH3OH/HCl;
  6. dung dịch H2SO4 loãng, t$^{o}$.
  • A. (1), (2), (3), (4), (5), (6).
  • B. (2), (3), (6).
  • C. (2), (3), (4), (5).
  • D. (1), (2), (3), (6).

Câu 20: Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là

  • A. 68,0 gam ; 43,2 gam.    
  • B. 21,6 gam ; 68,0 gam.
  • C. 43,2 gam ; 68,0 gam.   
  • D. 43,2 gam ; 34,0 gam.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa học 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa học 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 12

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ESTE. LIPIT

CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT

CHƯƠNG 3: AMIN. AMINOAXIT VÀ PROTEIN

CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM

CHƯƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

CHƯƠNG 8: PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 9: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.