Trắc nghiệm hóa 12 chương 1: Este - Lipit (P7)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 12 chương 1: Este - Lipit (P7) . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Este có mùi dứa là

  • A. isoamyl axetat.    
  • B. etyl butirat.
  • C. etyl axetat.    
  • D. geranyl axctat.

Câu 2: Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH thu được :

  • A. glixerol và axit béo
  • B. glixerol và muối natri của axit béo(xà phòng)
  • C. glixerol và axit cacboxylic
  • D. glixerol và muối natri của axit cacboxylic

Câu 3: Chất nào sau đây có phân tử khối lớn nhất ?

  • A. triolein    
  • B. tripanmitin    
  • C. tristearin    
  • D. trilinolein

Câu 4: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhất ?

  • A. C4H9OH    
  • B. C3H7COOH    
  • C. CH3COOC2H   
  • D. C6H5OH

Câu 5: Có các nhận định sau:

1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài không phân nhánh.

2. Lipit gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit, . . .

3. Chất béo là các chất lỏng.

4. Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.

5. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.

Các nhận định đúng là

  • A. 1, 2, 4, 5.
  • B. 1, 2, 4, 6.
  • C. 1, 2, 3.
  • D. 3, 4, 5.

Câu 6: Cho các este:

  1. C6H5OCOCH3
  2. CH3COOCH=CH2
  3. CH2=CH-COOCH3 
  4. CH3-CH=CH-OCOCH3 
  5. (CH3COO)2CH-CH3 

Những este nào khi thủy phân không tạo ra ancol?

  • A. 1 , 2 , 4 , 5
  • B. 1 , 2 , 4
  • C. 1 , 2 , 3
  • D. 1 , 2 , 3 , 4 , 5

Câu 7: Cho các phản ứng sau:

1) Thủy phân este trong môi trường axit.

2) Thủy phân este trong dung dịch NaOH, đun nóng.

3) Cho este tác dụng với dung dịch KOH, đun nóng.

4) Thủy phân dẫn xuất halogen trong dung dịch NaOH, đun nóng.

5) Cho axit hữu cơ tác dụng với dung dịch NaOH.

Các phản ứng không được gọi là phản ứng xà phòng hóa là:

  • A. 1, 2, 3, 4    
  • B. 1, 4, 5
  • C. 1, 3, 4, 5    
  • D. 3, 4, 5

Câu 8: Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần đúng là

  • A.C2H5Cl < CH3COOH < C2H5OH.
  • B.C2H5Cl < CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH.
  • C.CH3OH < CH3CH2OH < NH3 < HCl.
  • D.HCOOH < CH3OH < CH3COOH < C2H5F.

Câu 9: Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng yớt anhiđrit axetic, thu được axit axetyl salixylic (o-CH3COO-C6H4-COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn toàn với 43,2 gam axit axetyl salixylic cần vừa đủ V lít dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là

  • A. 0,72.       
  • B. 0,48.
  • C. 0,96.      
  • D. 0,24

Câu 10: Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế xà phòng?

  • A. Đun nóng axit béo với dung dịch kiềm.
  • B. Đun nóng chất béo với dung dịch kiềm.
  • C. Đun nóng glixerol với các axit béo.
  • D. Cả A, B đều đúng.

Câu 11: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế chất hữu cơ Y:

 

 

 

                                        

 

Phản ứng nào sau đây xảy ra trong thí nghiệm trên?

  • A. 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + H2O
  • B. CH3COOH + C2H5OH ⇆ CH3COOC2H5 + H2O
  • C. H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
  • D. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

Câu 12: Cho 2 mol axit axetic tác dụng với 2 mol ancol metylic (với xúc tác H2SO4 loãng) thấy hiệu suất cực đại của quá trình đạt 69,1%. Nếu tiến hành thí nghiệm ở cùng nhiệt độ và xúc tác như trên với 3 mol axit axetic và 4 mol ancol metylic thì hiệu suất cực đại của quá trình este hóa là bao nhiêu?

  • A. 58,5%     
  • B. 68,5%
  • C. 78%     
  • D. 80%

Câu 13: Hợp chất hữu cơ no, đa chức X có công thức phân tử C7H12O4. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch NaOH 8% thu được chất hữu cơ Y và 17,8 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  • A. CH3OOC–(CH2)2–COOC2H5.
  • B. CH3COO–(CH2)2–COOC2H5.
  • C. CH3COO–(CH2)2–OOCC2H5.
  • D. CH3OOC–CH2–COO–C3H7.

Câu 14: Hoá hơi 2,64 gam hỗn hợp hai este X, Y đồng phân của nhau thu được thể tích hơi bằng thể tích của 0,84 gam khí nitơ ở cùng điều kiện, nhiệt độ, áp suất. Nếu đun hỗn hợp X, Y với một lượng dung dịch NaOH dư đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 2,32 gam hỗn hợp hai muối của hai axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là:

  • A. HCOOC3H7 và CH3COOC2H5
  • B. HCOOC3H7 và HCOOC3H7
  • C. HCOOC3H7 và CH3COOC2H3
  • D. Cả A, B đều đúng

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai este đồng phân cần dùng 27,44 lít khí O2, thu được 23,52 lít khí CO2 và 18,9 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 27,9 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (My < Mz). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỉ lệ a : b là:

  • A. 2 : 3    
  • B. 4 : 3    
  • C. 3 : 2    
  • D. 3 : 5

Câu 16: Cho m gam hỗn hợp X gốm ba este đểu đơn chức tác dụng tối đa với 350 ml dung dịch NaOH 1M. thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 28,6 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 6.3 gam H2O. Giá trị của m là

  • A. 21,9    
  • B. 30,4    
  • C. 20,1    
  • D. 22,8.

Câu 17:  Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este hai chức tạo bởi ancol no và axit đơn chức chưa no có một nối đôi ta thu được 17,92 lít khí CO2 (đktc) thì este đó được tạo ra từ ancol và axit nào sau đây ?

  • A. etylen glicol và axit acrylic.
  • B. propylen glicol và axit butenoic.
  • C. etylen glicol, axit acrylic và axit butenoic.
  • D. butanđiol và axit acrylic.

Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 20,1 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức, không no (có 1 nối đôi C=C), kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng cần 146,16 lít không khí (đktc), thu được 46,2 gam CO2. Biết rằng trong không khí oxi chiếm 20% về thể tích. Công thức phân tử của 2 este là

  • A. C4H6O2 và C5H8O2.    
  • B. C5H8O2 và C6H10O2.
  • C. C4H8O2 và C5H10O2.    
  • D. C5H10O2 và C6H10O2.

Câu 19: Thủy phân hoàn toàn chất béo X (tổng số liên kết pi nhỏ hơn 8) trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo gồm axit oleic (C17H33COOH) và axit linoleic (C17H31COOH) . Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 76,32 gam O2 thu được 75,24 gam CO2 . Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là

  • A. 180.   
  • B. 150.
  • C. 120.   
  • D. 210.

Câu 20: Thuỷ phân hoàn toàn 444 gam một lipit thu được 46 gam glixerol và hai loại axit béo. Hai loại axit béo đó là

  • A. C15H31COOH và C17H35COOH.
  • B. C17H33COOH và C15H31COOH.
  • C. C17H31COOH và C17H33COOH.
  • D. C17H33COOH và C17H35COOH.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm hóa học 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm hóa học 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 12

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: ESTE. LIPIT

CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT

CHƯƠNG 3: AMIN. AMINOAXIT VÀ PROTEIN

CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM

CHƯƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

CHƯƠNG 8: PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ

CHƯƠNG 9: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.