Trắc nghiệm Vật lí 6 cánh diều học kì II (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 6 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Kim tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Hải Vương tinh, Thiên Vương tinh. Hành tinh nào có chu kì chuyển động quanh Mặt Trời lớn nhất?

  • A. Kim tinh
  • B. Mộc tinh
  • C. Hải Vương tinh
  • D. Thiên Vương tinh

Câu 2: Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời có dạng:

  • A. tròn
  • B. elip
  • C. không xác định
  • D. tất cả đều đúng

Câu 3: Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì

  • A. quả bóng bị Trái Đất hút.
  • B. quả bóng đã thực hiện công.
  • C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.
  • D. một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với mặt đất và không khí.

Câu 4: Trái Đất hút quả táo thì quả táo có hút Trái Đất không? Nếu có thì lực này gọi là gì?

  • A. có, lực đẩy
  • B. không, lực đẩy
  • C. có, lực hấp dẫn
  • D. không, lực hấp dẫn

Câu 5: Cho các nguồn năng lượng: khí tự nhiên, địa nhiệt, năng lượng Mặt Trời, sóng, thủy điện, dầu mỏ, gió, than đá. Có bao nhiêu trong số các nguồn năng lượng này là nguồn năng lượng tái tạo?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 6: Trong những dạng năng lượng sau đây, dạng nào không phải là dạng năng lượng tái tạo?

  • A. Năng lượng địa nhiệt
  • B. Năng lượng từ than đá
  • C. Năng lượng sinh khối
  • D. Năng lượng từ gió

Câu 7: Khi một người ngồi lên xe máy làm lốp xe biến dạng, nguyên nhân của sự biến dạng là do đâu?

  • A. Lốp xe không chịu lực nào tác dụng.
  • B. Lực hút của Trái Đất tác dụng vào người.
  • C. Lực của người tác dụng vào lốp xe.
  • D. Lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?

  • A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.
  • B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.
  • C. Cành cây đu đưa khi có gió thổi.
  • D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại

Câu 9: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

“Xăng, dầu và các chất đốt được gọi là (1) … Chúng giải phóng (2) … tạo ra nhiệt và (3) … khi bị đốt cháy”.

  • A. (1) nhiên liệu – (2) năng lượng - (3) ánh sáng
  • B. (1) vật liệu – (2) năng lượng - (3) ánh sáng
  • C. (1) nhiên liệu – (2) ánh sáng - (3) năng lượng 
  • D. (1) vật liệu – (2) ánh sáng - (3) năng lượng 

Câu 10: Chọn câu không đúng

  • A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.
  • B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.
  • C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.
  • D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó.

Câu 11: Treo một vật vào lực kế, nhận xét nào sau đây là đúng 

  • A. Lực mà lò xo lực kế tác dụng vào vật là lực đàn hồi
  • B. Lực mà vật tác dụng vào lò xo là trọng lượng vật 
  • C. Lực mà vật tác dụng vào lò xo và lực mà lò xo tác dụng vào vật là hai lực cân bằng.
  • D. A, B, C đều đúng 

Câu 12: Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì:

  • A. quả bóng bị trái đất hút
  • B. quả bóng đã bị biến dạng
  • C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng
  • D. một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng

Câu 13: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát?

  • A. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn
  • B. Lực xuất hiện khi lốp xe đạp lăn trên mặt đường
  • C. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường
  • D. Lực xuất hiện khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.

Câu 14: Mặt lốp ô tô, xe máy, xe đạp có khía rãnh để:

  • A. tăng ma sát
  • B. giảm ma sát
  • C. tăng quán tính
  • D. giảm quán tính

Câu 15: Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?

  • A. Tảng đá nằm yên trên mặt đất.
  • B. Tảng đá ở một độ cao so với mặt đất.
  • C. Con thuyền đang chạy trên mặt nước.
  • D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống đất.

Câu 16: Tại sao bầu khí quyển của Trái Đất không thoát vào không gian:

  • A. do tác dụng của hút dẫn giữa Trái Đất và bầu khí quyển
  • B. do tác dụng của lực hấp dẫn giữa Trái Đất và bầu khí quyển
  • C. do tác dụng của lực đẩy dẫn giữa Trái Đất và bầu khí quyển
  • D. do tác dụng của lực đàn hồi giữa Trái Đất và bầu khí quyển

Câu 17: Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân thuộc nhóm năng lượng nào?

  • A. nhóm năng lượng lưu trữ
  • B. nhóm năng lượng gắn với chuyển động
  • C. nhóm năng lượng nhiệt
  • D. nhóm năng lượng âm

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau?

  • A. Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
  • B. Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng.
  • C. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng
  • D. Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng

Câu 19: Khi một quả bóng đập xuống sân bóng thì sân tác dụng lực lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?

  • A. Chỉ làm thay đổi chuyển động của quả bóng.
  • B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
  • C. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm thay đổi chuyển động của nó.
  • D. Không làm biến dạng và cũng không làm thay đổi chuyển động của quả bóng.

Câu 20: Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động trên sân thì tốc độ của quả bóng sẽ:

  • A. không thay đổi
  • B. tăng dần
  • C. giảm dần
  • D. tăng dần hoặc giảm dần

Câu 21: Trong các vật sau đây, vật nào là vật phát sáng?

(Mặt trời, Mặt trăng, sao Thiên Lang, sao chổi, Ngân hà, Mộc tinh)

  • A. Mặt trời, Mặt trăng, sao Thiên Lang
  • B. Mặt trời, sao Thiên Lang, Ngân hà,
  • C. Mặt trời, Ngân hà, Mộc tinh
  • D. Mặt trời, sao Thiên Lang, Mộc tinh

Câu 22: Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?

  • A. nhiệt năng, động năng và thế năng
  • B. chỉ có nhiệt năng và động năng
  • C. chỉ có động năng và thế năng
  • D. chỉ có động năng

Câu 23: Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng nào?

  • A. Từ hướng Đông sang hướng Tây
  • B. Từ hướng Tây sang hướng Đông
  • C. Từ hướng Nam sang hướng Bắc
  • D. Từ hướng Bắc sang hướng Nam

Câu 24: Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hóa thành

  • A. năng lượng hóa học.
  • B. năng lượng nhiệt.
  • C. năng lượng ánh sáng.
  • D. năng lượng âm thanh.

Câu 25: Với cùng một đinh sắt được thả từ các độ cao khác nhau xuống cát, vì sao khi thả từ độ cao lớn nhất, đinh lại ngập sâu nhất trong cát?

  • A. khi vật ở độ cao lớn nhất thì có thế năng lớn nhất nên tác dụng lực mạnh nhất
  • B. khi vật ở độ cao lớn nhất thì có thế năng nhỏ nhất nên tác dụng lực mạnh nhất
  • C. khi vật ở độ cao lớn nhất khi lực cản không khí nhỏ
  • D. cả ba đáp án đều đúng

Câu 26: Nhiên liệu là gì?

  • A. Nhiên liệu là  vật liệu khi bị đốt cháy tạo ra nhiệt lượng.
  • B. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy phát ra ánh sáng.
  • C. Nhiên liệu là  vật liệu khi bị đốt cháy tạo ra năng lượng nhiệt và ánh sáng.
  • D. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy phát ra âm thanh.

Câu 27: Mặt Trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt Trời to và sáng hơn rất nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do

  • A. Mặt Trời là ngôi sao sáng nhất của Ngân Hà.
  • B. Mặt Trời là ngôi sao gần Trái Đất nhất.
  • C. Mặt Trời là ngôi sao to nhất trong Ngân Hà.
  • D. Mặt Trời là ngôi sao to nhất và sáng nhất trong Ngân Hà.

Câu 28: Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do:

  • A. Mặt trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng Tây
  • B. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông
  • C. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây
  • D. Mặt trời chuyển động từ đông sang tây

Câu 29: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau sao cho thích hợp nhất:

“ Khi Mặt Trăng di chuyển xung quanh Trái Đất, hình dạng của mặt Trăng thay đổi bởi vì chúng ta nhìn thấy nó từ ….”.

  • A. các góc khác nhau
  • B. cùng một phía
  • C. cùng một hướng
  • D. một vị trí xác định

Câu 30: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

  • A. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.
  •  B. Lực cùa chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.
  • C. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.
  • D. Lực của Nam cầm bình nước.

Câu 31: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?

  • A. Nam châm hút viên bi sắt.
  • B. Viên đá rơi.
  • C. Bạn Lan cầm quyển vở đọc bài.
  • D. Mặt trăng quay quanh Mặt Trời.

Câu 32: Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do

  • A. thế năng xe luôn giảm dần
  • B. động năng xe luôn giảm dần
  • C. động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
  • D. động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng.

Câu 33: Chọn đáp án đúng:

  • A. Mặt trăng là một ngôi sao như các ngôi sao khác
  • B. Mặt trăng phát ra ánh sáng
  • C. Mặt trăng luôn ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất
  • D. Hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy thay đổi trong các ngày của tháng vì ta nhìn nó ở các góc nhìn khác nhau.

Câu 34: Ma sát có hại trong trường hợp nào sau đây:

  • A. Ma sát giữa bàn tay với vật được giữ trên tay
  • B. Ma sát giữa xích và đĩa bánh sau
  • C. Ma sát giữa máy mài và vật được mài
  • D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 35: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?

  • A. một vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng
  • B. trục ổ bi ở quạt trần đang quay
  • C. quyển sách nằm yên trên bề mặt bàn nằm ngang
  • D. khi viết phấn lên bảng 

Câu 36: Trong các nhận định nào sau đây, phát triển nào là đúng:

  • A. Trái Đất đứng yên trong không gian, Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất một vòng hết một ngày đêm.
  • B. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.
  • C. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.
  • D. Mặt Trời mọc lên ở phía tây vào lúc sáng sớm, lên cao dần và lặn ở phía đông lúc chiều tối.

Câu 37: Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là bao lâu? Khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?

  • A. khoảng thời gian mỗi ngày  - đêm trên trái đất là 12h, đó chính là thời gian trái đất tự quay quanh trục được một vòng.
  • B. khoảng thời gian mỗi ngày  - đêm trên trái đất là 24h, đó chính là thời gian trái đất tự quay quanh trục được một vòng.
  • C. khoảng thời gian mỗi ngày  - đêm trên trái đất là 12h, đó chính là thời gian trái đất quay quanh Mặt Trời
  • D. khoảng thời gian mỗi ngày  - đêm trên trái đất là 22h, đó chính là thời gian mặt trời quay quanh trái đất.

Câu 38: Vì sao chúng ta quan sát được nhiều pha của Mặt Trăng từ Trái Đất?

  • A. Mặt Trăng có thể thay đổi hình dạng
  • B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng
  • C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Trái Đất.
  • D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất.

Câu 39: Trong các nhận định nào sau đây, phát triển nào là đúng:

  • A. Trái Đất đứng yên trong không gian, Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất một vòng hết một ngày đêm.
  • B. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.
  • C. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.
  • D. Mặt Trời mọc lên ở phía tây vào lúc sáng sớm, lên cao dần và lặn ở phía đông lúc chiều tối.

Câu 40: Chọn đáp án chính xác nhất?

  • A. lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực
  • B. lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực
  • C. vật chỉ thay đổi trạng thái chuyển động khi chịu tác dụng của lực tiếp xúc
  • D. lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ