TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KÌ 1 KHTN 6 CÁNH DIỀU
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Kính lúp không được dùng để quan sát vật mẫu nào sau đây ?
-
A. Virut.
- B. Quả dâu tây.
- C. Cánh hoa.
- D. Lá bàng.
Câu 2: Đâu là quy định an toàn trong phòng thực hành?
- A. Tự ý tiến hành thí nghiệm.
- B. Ăn uống trong phòng thí nghiệm.
-
C. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn.
- D. Đùa nghịch trong khi làm thí nghiệm.
Câu 3: Khi quan sát vật mẫu, tiêu bản được đặt lên bộ phận nào của kính hiển vi ?
- A. Thị kính.
- B. Chân kính.
-
C. Bàn kính.
- D. Vật kính.
Câu 4: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là
- A. gam.
-
B. tạ.
- C. kilogam.
- D. tấn.
Câu 5: Dãy gồm các vật thể tự nhiên là
- A. cây nho, cây cầu, đường mía.
- B. cột điện, cây bàng, con cá.
-
C. cây bàng, đồi núi, con chim.
- D. muối ăn, đường thốt nốt, cây bút viết.
Câu 6: Chất tồn tại ở mấy thể?
- A. 4.
-
B. 3.
- C. 2.
- D.1.
Câu 7: Thao tác nào là sai khi dùng cân đồng hồ?
- A. Đặt vật cân bằng trên đĩa cân.
- B. Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ.
- C. Đọc kết quả khi cân khi đã ổn định.
-
D. Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.
- B. Khí oxygen không tan trong nước.
- C. Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy.
- D. Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh.
Câu 9: Các chuyển động và biến đổi trong tự nhiên, được gọi là
- A. hiện tượng hóa học.
-
B. hiện tượng tự nhiên.
- C. hiện tượng vật lý.
- D. hiện tượng nhân tạo.
Câu 10: Thành phần không khí gồm
- A. 21% Nitơ, 78% Oxi, 1% các khí khác.
-
B. 78% Ni tơ, 21% Oxi, 1% các khí khác.
- C. 20% Ni tơ, 78% Oxi, 2% các khí khác.
- D. 100% Oxi.
Câu 11: Khả năng phóng to ảnh của vật bằng kính hiển vi là
- A. 3 – 20 lần.
- B. 20 – 100 lần.
- C. 10 – 20 lần.
-
D. 40 – 3000 lần
Câu 12: Việc làm nào sau đây được cho là KHÔNG an toàn trong phòng thực hành?
- A. Đeo găng tay khi lấy hóa chất.
-
B. Tự ý làm thí nghiệm.
- C. Quan sát lối thoát hiểm của phòng thực hành.
- D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành.
Câu 13: Bộ phận chính của kính lúp là
-
A. tấm kính.
- B. gọng kính.
- C. khung đỡ.
- D. tay cầm.
Câu 14: Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất?
- A.
-
B.
- C.
- D.
Câu 15: “Đường tan vào trong nước” được gọi là
- A. hiện tượng hóa học.
- B. hiện tượng sinh học.
-
C. hiện tượng vật lý.
- D. hiện tượng nhiệt học.
Câu 16: Giới hạn đo của thước là:
- A. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
-
B. độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- C. Độ dài trung bình ghi trên thước.
- D. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp.
Câu 17: Trong không khí, chất khí nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất
- A. Khí oxygen
- B. Khí Cabonđioxide
-
C. Khí nitrogen
- D. Hơi nước
Câu 18: Trường hợp nào sau diễn ra quá trình ngưng tụ
- A. Quần áo ướt khi phơi dưới ánh nắng sẽ khô dần
- B. Sương mù tan dần khi nắng lên
-
C. Tấm gương trong nhà tắm bị mờ khi ta tắm nước nóng
- D. Mặt đường sau cơn mưa bắt đầu khô khi nắng lên
Câu 19: Chất tinh khiết là chất
- A. Chất lẫn ít tạp chất
-
B. Chất không lẫn tạp chất
- C. Có tính chất thay đổi
- D. Chất lẫn nhiều tạp chất
Câu 20: Khẳng định nào sau đây sai?
- A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan
- B. Nước là dung môi của muối ăn
-
C. Nước là dung môi của dầu ăn
- D. Chất tan là chất bị tan trong dung môi
Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng:
- A. Hình 1 và 2 là mô hình hỗn hợp đồng nhất
- B. Hình 1 và 2 là mô hình hỗn hợp không đồng nhất
-
C. Hình 1 là mô hình hỗn hợp đồng nhất
- D. Hình 2 là mô hình hỗn hợp đồng nhất
Câu 22: Hai chất nào sau đây không thể nào hòa tan với nhau tạo thành dung dịch?
- A. Nước và đường
- B. Xăng và dầu ăn
-
C. Dầu ăn và cát
- D. Muối ăn và nước
Câu 23: Chức năng của màng tế bào là:
- A. Chứa vật chất di truyền, điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
-
B. Bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào, đi ra khỏi tế bào
- C. Chứa các bào quan, là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
- D. Tham gia vào quá trình quang hợp của tế bào
Câu 24: Dấu hiệu nào cho thấy sự lớn lên của tế bào?
-
A. Tế bào tăng kích thước
- B. Tạo ra tế bào mới
- C. Tế bào phân chia
- D. Tế bào thay đổi hình dạng
Câu 25: Giới hạn đo của một thước là:
-
A. Chiều dài lớn nhất ghi trên thước
- B. Chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước
- C. Chiều dài giữa 2 vạch liên tiếp trên thước
- D. Chiều dài giữa 2 vạch chia nhỏ nhất trên thước
Câu 26: Tế bào trong hình là:
- A. Tế bào nhân sơ – Tế bào động vật
- B. Tế bào nhân sơ – Tế bào thực vật
-
C. Tế bào nhân thực – Tế bào động vật
- D. Tế bào nhân thực – Tế bào thực vật
Câu 27: Vai trò sự lớn lên và sinh sản của tế bào đối với cơ thể là:
- A. Lớn lên và mau già đi
-
B. Lớn lên và liền vết thương
- C. Lớn lên mãi
- D. Trẻ mãi
Câu 28: Tổ chức cơ thể đa bào được sắp xếp thành năm cấp độ theo sơ đồ dưới đây:
- A. tế bào, cơ thể, mô, cơ quan, hệ cơ quan
- B. cơ thể, cơ quan, tế bào, mô, hệ cơ quan
- C. mô, cơ quan, tế bào, hệ cơ quan, cơ thể
-
D. tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể
Câu 29: Bào quan nào giúp thực vật có khả năng quang hợp?
-
A. Lục lạp
- B. Nhân
- C. Tế bào chất
- D. Màng tế bào
Câu 30: Trước khi đo độ dài của một vật, cần phải ước lượng độ dài cần đo để:
- A. đọc kết quả đo chính xác
- B. đo chiều dài cho chính xác
-
C. chọn thước đo thích hợp
- D. đặt mắt cho đúng cách