Trắc nghiệm KHTN 6 Cánh diều học kì II

<p>Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập <strong>trắc nghiệm khoa học tự nhiên 6 cánh diều</strong> học kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. <strong>Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình</strong>. Kéo xuống dưới để bắt đầu.</p>

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KÌ 2 KHTN 6 CÁNH DIỀU

Câu 1: Vật trung gian truyền bệnh sốt rét là loài động vật  nào?

  • A. Ruồi giấm. 
  • B. Muỗi Anopheles. 
  • C. Chuột bạch. 
  • D. Bọ chét.

Câu 2: Cách phòng chống bệnh do nấm gây ra là:

  • A. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh môi trường, nơi ở khô ráo.
  • B. Không thường xuyên vệ sinh môi trường sống.
  • C. Đi ngủ không mắc màn, không phun thuốc muỗi.  
  • D. Bôi, uống thuốc theo đơn bác sĩ khi mắc bệnh.

Câu 3: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

  • A. Cung cấp thức ăn.  
  • B. Ngăn biến đổi khí hậu.
  • C. Giữ đất, giữ nước.  
  • D. Cung cấp thức ăn, nơi ở.

Câu 4: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa nhóm động vật không xương sống và nhóm động vật có xương sống là?

  • A. Khác nhau về cấu tạo bộ xương.
  • B. Khác nhau về cấu tạo có hay không có xương sống.
  • C. Khác nhau về số lượng xương trong cơ thể.
  • D. Khác nhau về đặc điểm cấu tạo xương sống.

Câu 5: Vì sao phải bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A. Đa dạng sinh học cung cấp sản phẩm sinh học cho con người: lương thực, thực phẩm, dược liệu.
  • B. Đa dạng sinh học cung cấp nhiều nơi ở cho sinh vật và con người, tạo cảnh quan thiên nhiên.
  • C. Đa dạng sinh học bảo vệ nguồn đất, nguồn nước, điều hòa khí hậu.
  • D. Duy trì sự ổn định của hệ sinh thái, đồng thời là nguồn tài nguyên quý giá

Câu 6: Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?

  • A. Điều hòa khí hậu.
  • B. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên.
  • C. Cung cấp đất phi nông nghiệp.
  • D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã.

Câu 7: Đơn vị dùng để đo lực là

  • A. độ C (°C).
  • B. jun (J).
  • C. niutơn (N).
  • D. kilogam (kg).

Câu 8: Trong các trường hợp sau, lực nào không phải là lực tiếp xúc?

  • A. Lực của tay để mở cửa.
  • B. Lực của chân cầu thủ đá vào quả bóng.
  • C. Lực đẩy xe lên dốc.
  • D. Lực mà nam châm hút viên bi sắt.

Câu 9: Quả táo khi rơi xuống đất do tác dụng của lực gì:

  • A. không có lực nào.
  • B. lực ma sát.
  • C. lực kéo.
  • D. lực hấp dẫn.

Câu 10: Trong những vật sau đây, vật nào có đàn hồi kém?

  • A. Viên bi sắt.
  • B. Dây cao su.
  • C. Lò xo bên trong cây bút bi.
  • D. Quả bóng hơi.

Câu 11: Dùng búa đóng một chiếc đinh vào tường, lực nào đã làm cho đinh chuyển động vào tường? 

  • A. Lực của búa tác dụng vào đinh.
  • B. Lực của tường tác dụng vào đinh.
  • C. Lực của đinh tác dụng vào búa.
  • D. Lực của búa tác dụng vào tường.

Câu 12: Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng.

  • A. Bàn là điện.
  • B. Máy khoan.
  • C. Quạt điện. 
  • D. Máy bơm nước.

Câu 13: Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hóa hoàn toàn thành

  • A. nhiệt năng.
  • B. quang năng.
  • C. điện năng.
  • D. nhiệt năng và quang năng.

Câu 14: Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguồn năng lượng tái tạo?

  • A. Than 
  • B. Khí tự nhiên.
  • C. Gió. 
  • D. Dầu.

Câu 15: Hình dạng của Mặt Trăng ứng với ngày 16 của tháng là:

  • A. không Trăng (Trăng non).
  • B. trăng tròn.
  • C. trăng khuyết.
  • D. bán nguyệt.

Câu 16: Câu nào dưới đây là đúng?

  • A. Ngân Hà là một chùm sao sắp xếp kéo dài trên bầu trời.
  • B. Ngân Hà là một “dòng sông” sau trên bầu trời.
  • C. Ngân Hà là một tập hợp hàn trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn.
  • D. Ngân Hà là một tập hợp hàn trăm tỉ ngôi sao và nằm ngoài hệ Mặt Trời.

Câu 17: Khi chạm tay vào lá cây nào dưới đây, chúng sẽ từ từ khép lại ?

  • A. Cây trinh nữ 
  • B. Cây cà phê 
  • C. Cây khoai lang
  • D. Cây lạc

Câu 18: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?

  • A. Do các loại thiên tai xảy ra
  • B. Do các hoạt động của con người. 
  • C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.
  • D. Do các loại dịch bệnh bất thường.

Câu 19: Quan sát hình dưới đây và cho biết, vận động viên đã tác dụng lực gì vào quả tạ?

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 35 (có đáp án): Lực và biểu diễn lực có đáp án - Chân trời sáng tạo

  • A. Lực nén.
  • B. Lực đẩy.
  • C. Lực kéo.
  • D. Lực uốn.

Câu 20: Để đo lực người ta sử dụng dụng cụ nào?

  • A. Lực kế  
  • B. Nhiệt kế  
  • C. Tốc kế  
  • D. Đồng hồ

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là phát biểu không đúng về đặc điểm của lực hấp dẫn?

  • A. Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
  • B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.
  • C. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
  • D. Trọng lượng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Câu 22: Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì:

  • A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu vào mắt ta.
  • B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta.
  • C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Trái Đất chiếu vào mắt ta.
  • D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng từ các thiên thể chiếu vào mắt ta.

Câu 23: Trường hợp nào sau đây không có lực cản?

  • A. Con chim bay trên bầu trời
  • B. Cuốn sách nằm trên bàn
  • C. Thợ lặn lặn xuống biển
  • D. Con cá bơi dưới nước

Câu 24: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí nhỏ nhất?

  • A. Người đạp xe giữ lưng thẳng khi đi.
  • B. Người đạp xe cúi gập người xuống khi đi.
  • C. Người đạp xe khum lưng khi đi.
  • D. Người đạp xe nghiêng người sang phải khi đi.

Câu 25: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?

  • A. Chiếc thuyền đang chuyển động.
  • B. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.
  • C. Con cá đang bơi.
  • D. Mẹ em đang rửa rau.

Câu 26: Dạng năng lượng nào cần thiết để đá tan thành nước?

  • A. Năng lượng ánh sáng. 
  • B. Năng lượng nhiệt.
  • C. Năng lượng âm thanh.  
  • D. Năng lượng hoá học.

Câu 27: Trong quá trình đóng đinh, đinh lún sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào?

  • A. Năng lượng của đinh.  
  • B. Năng lượng của gỗ.
  • C. Năng lượng của búa. 
  • D. Năng lượng của tay người.

Câu 28: Gọi tên dạng năng lượng chính được sử dụng khi đọc sách ở sân trường?

  • A. Động năng. 
  • B. Điện năng.
  • C. Quang năng.
  • D. Hoá năng.

Câu 29: Từ điểm A một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí B cao nhất rồi rơi xuống điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB. Chọn phát biểu đúng.

[CTST] Trắc nghiệm Âm nhạc 6 bài 47:</b></span> Một số dạng năng lượng

  • A. Động năng của vật tại A là lớn nhất.
  • B. Thế năng của vật tại B là lớn nhất.
  • C. Động năng của vật tại D là lớn nhất.
  • D. Thế năng của vật tại C là lớn nhất.

Câu 30: Phát biểu nào sau đây là đúng vê sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau?

  • A. Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
  • B. Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng.
  • C. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng
  • D. Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ