Trắc nghiệm KHTN 6 Cánh diều học kì I (P1)

<p>Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập <strong>trắc nghiệm khoa học tự nhiên 6 cánh diều</strong> học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. <strong>Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình</strong>. Kéo xuống dưới để bắt đầu.</p>

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KÌ 1 KHTN 6 CÁNH DIỀU

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở Việt Nam là? 

  • A. Độ F (0F)  
  • B. Kelvin (0K) 
  • C. Độ C (0C)
  • D. Cả 3 đơn vị trên.

Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải của khí Oxygen?

  • A. Ít tan trong nước.  
  • B. Nặng hơn không khí.
  • C. Có màu xanh nhạt. 
  • D. Không mùi, không vị.

Câu 3: Trước khi đo thời gian của một hoạt động, cần phải ước lượng thời gian cần đo để làm gì?

  • A. Đọc kết quả đo chính xác. 
  • B. Đo thời gian chính xác.
  • C. Chọn dụng cụ đo thích hợp. 
  • D. Đặt mắt đọc đúng cách.

Câu 4: Cho vào ngăn đông của tủ lạnh một cốc chứa nước và để yên trong 2 giờ thì cốc nước hóa đá. Quá trình chuyển thể này gọi là gì?

  • A. Quá trình nóng chảy. 
  • B. Quá trình bay hơi.
  • C. Quá trình ngưng tụ. 
  • D. Quá trình đông đặc.

Câu 5: Hiện tượng một bể chứa nước bị cạn bớt đi sau một thời gian không sử dụng đến, là do hiện tượng nước bị:

  • A. Bay hơi.
  • B. Ngưng tụ. 
  • C. Đông đặc. 
  • D. Nóng chảy.

Câu 6: Tính chất nào sau đây là tính chất của vật liệu bằng cao su?

  • A. Dẫn điện. 
  • B. Có tính đàn hồi.
  • C. Dễ bị ăn mòn.   
  • D. Dẫn nhiệt.

Câu 7: Nhóm nào sau đây không là lương thực, thực phẩm?

  • A. Lúa gạo, thịt, trứng, bơ.    
  • B. Vừng, sữa, mía, khoai lang.
  • C. Ngô, cá, mỡ lợn, mật ong.  
  • D. Cao su, nhựa, thủy tinh, gỗ.

Câu 8: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lý?

  • A. Sắt (Iron) bị nam châm hút.   
  • B. Đốt rác sinh ra khói bụi ô nhiễm.
  • C. Thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu.
  • D. Sắt thép để lâu ngày bị gỉ sét.

Câu 9: Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

  • A. Carbohydrate (chất đường, bột). 
  • B. Protein (chất đạm).
  • C. Lipid (chất béo). 
  • D.Vitamin.

Câu 10: Hiện nay, một trong những biện pháp để sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững là?  

  • A. Sử dụng các loại túi ni – lông khi đi mua sắm. 
  • B. Sử dụng các loại gạch nung để xây dựng các công trình.
  • C. Sử dụng các loại vật dụng được làm từ những vật liệu có thể tái sử dụng.
  • D. Sử dụng các loại hộp nhựa để đựng thức ăn.

Câu 11: Hỗn hợp nào sau đây là nhũ tương?

  • A. Nước và muối  
  • B. Nước và đường.
  • C. Nước và bột mì. 
  • D. Dầu ăn và giấm.

Câu 12: Phát biểu nào đây là đúng?

  • A. Dung dịch là hợp chất đồng nhất của nước và chất tan.
  • B. Xăng là dung môi của muối.
  • C. Nước là dung môi của dầu ăn.
  • D. Cát không tan trong nước thì nước không phải là dung môi của cát.

Câu 13: Từ một tế bào ban đầu sau quá trình phân chia tế bào sẽ tạo thành 2 tế bào con. Vậy nếu có 8 tế bào đều phân chia thì sẽ có bao nhiêu tế bào con được tạo ra?

  • A. 10 
  • B. 12   
  • C. 14 
  • D. 16

Câu 14: Hình vẽ bên thể hiện quá trình nào của tế bào:

 

  • A. Quá trình phân chia của tế bào
  • B. Quá trình lớn lên của tế bào
  • C. Quá trình tự chết của tế bào
  • D. Quá trình quang hợp của tế bào.

Câu 15: Cho các bộ phận sau:

(1) Tế bào cơ

(2) Tim

(3) Mô cơ 

(4) Con thỏ

(5) Hệ tuần hoàn

Sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể của con thỏ theo thứ tự tăng dần là:

  • A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5)  
  • C. (4) → (3) → (1) → (2) → (5)
  • B. (5) → (4) → (3) → (2) → (1) 
  • D. (1) → (3) → (2) → (5) → (4)

Câu 16: Vật thể nào sau đây là vật thể nhân tạo?

  • A. Cây cối  
  • B. Sông suối 
  • C. Nhà cửa  
  • D. Đất đá

Câu 17: Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

  • A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.               
  • B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.
  • C. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào
  • D. Tách bụi ra khỏi không khí hít vào.

Câu 18: Lá cây thuộc cấp độ tổ chức nào?

  • A. Tế bào  
  • B. Mô   
  • C. Cơ quan   
  • D. Cơ thể

Câu 19: Loài nào dưới đây không thuộc giới Thực vật?

  • A. Tảo lục 
  • B. Dương xỉ 
  • C. Lúa nước 
  • D. Rêu tường

Câu 20: Trong các đơn vị sau, đơn vị nào không dùng để đo độ dài? 

  • A. Hải lý  
  • B. Mét (m) 
  • C. Kilogam (kg)
  • D. Kilo mét (km)

Câu 21: Tiến hành đo nhiệt độ của 4 ly nước bằng nhiệt kế thủy ngân. Sau 5 phút, thu được kết quả như hình. Hãy xác định ly nước lạnh nhất.

 

A close-up of a thermometer</p>
<p>Description automatically generated

 

  • A. Ly nước 1
  • B. Ly nước 2
  • C. Ly nước 3
  • D. Ly nước 4

Câu 22: Trước khi đo độ dài của một vật, cần phải ước lượng độ dài cần đo để:

  • A. đọc kết quả đo chính xác 
  • B. đo chiều dài cho chính xác 
  • C. chọn thước đo thích hợp
  • D. đặt mắt cho đúng cách 

Câu 23: Thân nhiệt của người bình thường là:

  • A. 35 ° C
  • B. 37 ° C
  • C. 39 ° C
  • D. 42 ° C

Câu 24: Quan sát hình sau và cho biết hỗn hợp dầu giấm là:

A blue and yellow liquid in a glass</p>
<p>Description automatically generated         

  • A. Dung dịch
  • B. Nhũ tương
  • C. Huyền phù 
  • D. Chất tinh khiết

Câu 25: Vào ban đêm hay lúc sáng sớm, ta có thể thấy những giọt sương đọng trên lá cây. Hiện tượng đó là sự chuyển thể của chất nào sau đây:

  • A. Nitrogen có trong không khí 
  • B. Oxygen có trong không khí
  • C. Carbon dioxide có trong không khí 
  • D. Hơi nước có trong không khí

Câu 26: Dãy nào sau đây đều là chất:

  • A. Thủy tinh, laptop, cây cỏ 
  • B. Ngôi nhà, tivi, cửa kính
  • C. Sắt, nhôm, muối ăn
  • D. Cát, sỏi, cây 

Câu 27: Để chất rắn tan nhanh hơn trong nước, ta không nên:

  • A. Khuấy dung dịch
  • B. Sử dụng nước nóng
  • C. Sử dụng nước lạnh
  • D. Nghiền nhỏ chất rắn

Câu 28: Thế nào là sự đông đặc

  • A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là sự đông đặc 
  • B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí được gọi là sự đông đặc 
  • C. Sự chuyển từ thể rắn sang thể khi được gọi là sự đông đặc 
  • D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn được gọi là sự đông đặc 

Câu 29: Tính chất nào sau đây không phải của khí oxygen?

  • A. Khí oxygen nặng hơn không khí
  • B. Khí oxygen giúp duy trì sự cháy
  • C. Khí oxygen tan nhiều trong nước
  • D. Khí oxyen không màu

Câu 30: Những ứng dụng nào sau đây không phải của oxygen ?

  • A. Hô hấp , trao đổi chất 
  • B. Chất đốt, chất duy trì sự chảy 
  • C. Ứng dụng trong y học, chất oxi hoá trong nhiên liệu trên than
  • D. Chất khí nạp vào khinh khí cầu

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ