Trắc nghiệm Vật lí 6 cánh diều học kì I

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 6 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Vật lí thuộc khoa học tự nhiên là gì?

  • A. Các chất và sự biến đổi các chất trong tự nhiên.
  • B. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên.
  • C. Trái Đất
  • D. vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao,…).

Câu 2: Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?

  • A. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.
  • B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên.
  • C. Chăm sóc sức khoẻ con người.
  • D. Hoạt động nghiên cứu khoa học.

Câu 3: Trước khi đo độ dài của một vật, cần phải ước lượng độ dài cần đo để

  • A. Chọn dụng cụ đo thích hợp.
  • B. Chọn thước đo thích hợp.
  • C. Đo chiều dài cho chính xác.
  • D. Có cách đặt mắt cho đúng cách.

Câu 4: Những hoạt động nào sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học?

  • A. Các nhà khoa học tìm hiểu đặc điểm sinh sản của loài tôm hùm.
  • B. Các nhà khoa học tìm hiểu vũ trụ.
  • C. Các nhà khoa học tìm hiểu lai tạo giống lúa mới.
  • D. Cả 3 hoạt động trên

Câu 5: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thể tích?

  • A. Bình chia độ
  • B. Nhiệt kế rượu
  • C. Chai lọ bất kì
  • D. Thước kẻ

Câu 6: Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống: Khi đo độ dài cần đặt mắt nhìn theo hướng ..... với cạnh thước ở đầu kia của vật.

  • A. Ngang bằng với
  • B. Vuông góc
  • C. Gần nhất
  • D. Dọc theo

Câu 7: Thiên văn học nghiên cứu đối tượng nào?

  • A. Nghiên cứu về Trái Đất.
  • B. Nghiên cứu về các chất và sự biến đổi các chất.
  • C. Nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.
  • D. Nghiên cứu về vũ trụ.

Câu 8: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo chiều dài?

  • A. Cốc đong
  • B. Dây rọi
  • C. Thước dây
  • D. Đồng hồ điện tử

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng?

  • A. Khoảng 100$^{o}$C tương ứng với khoảng 180$^{o}$F.
  • B. 1$^{o}$C tương ứng với 33,8$^{o}$F
  • C. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 373K
  • D. Cả 3 phương án trên

Câu 10: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?

  • A. 5m.
  • B. 50dm.
  • C. 500cm.
  • D. 50,0dm.

Câu 11: Khoa học tự nhiên bao gồm những lĩnh vực chính nào?

  • A. Vật lí, Sinh học, Thiên văn học, Hóa học, Văn học.
  • B. Vật lí, Sinh học, Toán học, Hóa học, Tiếng anh.
  • C. Vật lí, Sinh học, Thiên văn học, Khoa học Trái Đất, Hóa học.
  • D. Hóa học, Sinh học, Khoa học Trái Đất, Toán học, Lịch sử.

Câu 12: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian?

  • A. Thước cuộn
  • B. Đồng hồ
  • C. Ống pipet
  • D. Điện thoại

Câu 13: Sắp xếp thứ tự các bước dưới đây một cách phù hợp nhất để đo được độ dài của một vật?

(1) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp.

(2) Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo vật, sao cho một đầu của vật thẳng với vạch số 0 của thước.

(3) Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.

(4) Đọc và ghi kết quả với vạch chia gần nhất với đầu còn lại của vật.

  • A. (2), (1), (4), (3)
  • B. (2), (1), (3), (4)
  • C. (1), (2), (3), (4)
  • D. (1), (2), (4), (3)

Câu 14: Chiều dài của phần thuỷ ngân trong nhiệt kế là 2 cm ở 0°C và 22 cm ở 100°C. Nhiệt độ là bao nhiêu nếu chiều dài của thuỷ ngân là 8 cm; 20 cm?

  • A. 80 độ
  • B. 60 độ
  • C. 90 độ
  • D. 70 độ

Câu 15: Khi đo nhiều lần một đại lượng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?

  • A. Giá trị của lần đo cuối cùng.
  • B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất
  • C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.
  • D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất.

Câu 16: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo khối lượng?

  • A. Nhiệt kế
  • B. Đồng hồ bấm giây
  • C. Cân điện tử
  • D. Bình chia độ

Câu 17: Việc nào sau đây là việc nên làm trong phòng thực hành?

  • A. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
  • B. Đổ hóa chất vào cống thoát nước.
  • C. Mang hết các đồ thí nghiệm ra bàn thực hành.
  • D. Buộc tóc gọn gàng khi làm thí nghiệm.

Câu 18: Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là

  • A. cân đồng hồ.             
  • B. cân Roberval.  
  • C. cân tạ.       
  • D. cân tiểu li.

Câu 19: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo khối lượng?

  • A. Giây
  • B. Tuần
  • C. Tấn
  • D. Ngày

Câu 20: Việc nào sau đây là việc không nên làm trong phòng thực hành?

  • A. Làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
  • B. Đọc hiểu các biển cảnh báo trong phòng thực hành khi đi vào khu vực có biển cảnh báo.
  • C. Chạy nhảy trong phòng thực hành.
  • D. Cẩn thận khi dùng lửa bằng đèn cồn để phòng tránh cháy nổ.

Câu 21: Dùng cân Roberval có đòn cân phụ đế cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng

  • A. Giá trị của số chỉ của kim trên bảng chia độ.
  • B. Giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ.
  • C. Tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa.
  • D. Tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị khối lượng ứng với số chỉ của con mã.

Câu 22: Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, chọn bình bình chia độ nào phù hợp nhất?

1. Bình 100ml và có vạch chia tới 1ml.

2. Bình 500ml và có vạch chia tới 5ml.

3. Bình 1000ml và có vạch chia tới 5ml.

4. Bình 2000ml và có vạch chia tới 5ml.

  • A. Bình 1.
  • B. Bình 2.
  • C. Bình 3.
  • D. Bình 4.

Câu 23: Công thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ:

  • A. Vrắn = V lỏng - rắn - Vlỏng
  • B. Vrắn = V lỏng + rắn - Vlỏng
  • C. Vrắn = V lỏng - rắn + Vlỏng
  • D. Vrắn = V lỏng + rắn + Vlỏng

Câu 24: Giới hạn đo của thước là gì?

  • A. độ dài lớn nhất ghi trên thước.   
  • B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. 
  • C. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. 
  • D. độ dài giữa hai vạch chia bất kỳ ghi trên thước.

Câu 25: Bình chia độ trong thí nghiệm đo thể tích của vật rắn không thấm nước và không bỏ lọt vào bình chia độ, dùng để đo thể tích của

  • A. Nước trong bình tràn khi chưa thả vật rắn vào.
  • B. Nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào.
  • C. Nước tràn vào bình chứa
  • D. Nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật rắn vào và nước tràn vào bình chứa

Câu 26: Một người bán dầu chỉ có một cái ca 0,5 lít và một cái ca 1 lít. Người đó chỉ bán được dầu cho khách hàng nào sau đây?

  • A. Khách hàng 1 cần mua 1,4 lít.
  • B. Khách hàng 2 cần mua 3,5 lít.
  • C. Khách hàng 3 cần mua 2,7 lít.
  • D. Khách hàng 4 cần mua 3,2 lít.

Câu 27: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai?

  • A. Để đo chính xác độ dài của vật ta cần để một đầu của vật trùng với vạch số 0 của thước.
  • B. Để cân chính xác khối lượng của vật ta cần để cân ở nơi bằng phẳng.
  • C. Để đọc chính xác độ dài của vật ta cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.
  • D. Để đo chính xác thành tích của vận động viên khi tham gia giải đấu ta cần bấm nút stop ngay khi vận động viên chạm vạch đích.

Câu 28: Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ từ chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự) :

a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ.

c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

d) Kiểm tra xem thuỷ ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống.

Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất.

  • A. d, c, b, a     
  • B. a, b, c, d.
  • C. b, a, c, d.     
  • D. d, c, a, b.

Câu 29: Vật liệu nào sau đây là được dùng làm lõi dây điện?

  • A. Gỗ                   
  • B. Thủy tinh             
  • C. Đồng                 
  • D. Gốm

Câu 30: Trên một hộp sữa tươi có ghi 200ml. Con số đó cho biết:

  • A. Thể tích của hộp sữa là 200ml.
  • B. Thể tích sữa trong hộp là 200ml.
  • C. Khối lượng của hộp sữa.
  • D. Khối lượng của sữa trong hộp.

Câu 31: Tính chất nào dưới đây không phải là tính chất chung của kim loại?

  • A. Tính dẫn điện                       
  • B. Tính dẻo                    
  • C. Tính dẫn nhiệt         
  • D. Tính nhiễm từ  

Câu 32: Nhiệt kế thủy ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau?

  • A. Nhiệt độ của nước đá.
  • B. Nhiệt độ cơ thể người.
  • C. Nhiệt độ của một lò luyện kim.
  • D. Nhiệt độ khí quyển.

Câu 33: Cho hai nhiệt kế rượu và thủy ngân. Dùng nhiệt kế nào có thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 80°C và 357°C.

  • A. Nhiệt kế thủy ngân
  • B. Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu.
  • C. Nhiệt kế rượu.
  • D. Cả nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu.

Câu 34: Trên một viên thuốc cảm có ghi “Para 500…”. Em hãy tìm hiếu thực tế để xem ờ chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây?

  • A. mg.
  • B. cg.
  • C. g.
  • D. kg.

Câu 35: Vật dụng nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường?

  • A. Pin
  • B. Ống hút làm từ bột gạo
  • C. Máy tính
  • D. Túi ni lông

Câu 36: Phát biểu nào sau đây là phát biểu sai?

  • A. Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự dãn nở của các chất.
  • B. Trong thang nhiệt độ Fa – ren – hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 0°C.
  • C. Để đo nhiệt độ của cơ thể bằng nhiệt kế y tế thủy ngân cần đặt nhiệt kế vào nách.
  • D. Mỗi một khoảng chia trong thang nhiệt độ Ken – vin bằng một khoảng chia trong thang nhiệt độ Xen – xi - ớt.

Câu 37: Ba cốc thuỷ tinh giống nhau, ban đầu cốc A đựng nước đá, cốc B đựng nước nguội (ở nhiệt độ phòng), cốc C đựng nước nóng. Đổ hết nước và rót nước sôi vào cả ba cốc. Cốc nào dễ vỡ nhất?

  • A. Cốc C dễ vỡ nhất   
  • B. Cốc B dễ vỡ nhất  
  • C. Cốc A dễ vỡ nhất    
  • D. Không có cốc nào dễ vỡ

Câu 38: Trên vỏ các chai nước giải khát có ghi các số liệu (ví dụ 500ml). Số liệu đó chỉ

  • A. Thế tích của cả chai nước
  • B. Thể tích của nước trong chai
  • C. Khối lượng của cả chai nước
  • D. Khối lượng của nước trong chai

Câu 39: Lí do mà gạch không nung thường được thiết kế có các lỗ hổng?

  • A. Giảm chi phí sản xuất nhưng văn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng công trình. 
  • B. Tạo sự gắn kết với vữa xây dựng tốt hơn
  • C. Tạo khe rộng đề giúp cách nhiệt, cách âm tốt hơn
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 40: Có nhiệt kế rượu hoặc thủy ngân, nhưng không có nhiệt kế nước vì sao?

  • A. Rượu hay thủy ngân co dãn vì nhiệt đều.
  • B. Nước co dãn vì nhiệt không đều.
  • C. Tất cả các phương án trên
  • D. Nước không đo được nhiệt độ âm.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ