Câu 1: Vi khuẩn lam có cơ thể đơn bào, nhân sơ, có diệp lục và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ. Vi khuẩn lam thuộc giới nào?
- A. Nấm
- B. Nguyên sinh
-
C. Khởi sinh
- D. Thực vật
Câu 2: Việc phân loại thế giới sống không có ý nghĩa nào sau đây?
- A. Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.
-
B. Sinh vật thích nghi với môi trường hơn.
- C. Gọi đúng tên sinh vật.
- D. Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn.
- A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
- B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
- C. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
-
D. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
Câu 4: Trong các đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?
-
A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào
- B. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng
- C. Có khả năng tự dưỡng
- D. Di chuyển nhờ lông bơi
Câu 5: Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi
- B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi
-
C. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực
- D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người
Câu 6: Khi nói về rêu, nhận định nào dưới đây là chính xác?
- A. Cấu tạo đơn bào.
-
B. Chưa có rễ chính thức.
- C. Không có khả năng hút nước.
- D. Thân đã có mạch dẫn.
Câu 7: Thực vật có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người và nhiều loài động vật ?
- A. Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật
- B. Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến công nghiệp
- C. Cung cấp nguồn thức ăn dồi dào và ôxi cho quá trình hô hấp của con người và động vật
-
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 8: Thân mềm đa dạng về những đặc điểm nào dưới đây?
(1) Hình thái. (2) Số lượng loài.
(3) Kiểu dinh dưỡng. (4) Môi trường sống.
-
A. (1), (2), (4).
- B. (2), (3), (4).
- C. (1), (2), (3), (4).
- D. (2), (4).
Câu 9: Đặc điểm của đa số các loài lưỡng cư có độc là gì?
- A. Kích thước lớn
-
B. Có màu sắc sặc sỡ
- C. Cơ thể có gai
- D. Sống ở những nơi khí hậu khắc nghiệt
Câu 10: Sự đa dạng loài được thể hiện ở
- A. Sự đa dạng về đặc điểm hình thái của từng loài
- B. Số lượng loài
- C. Sự đa dạng về đặc điểm tập tính của từng loài
-
D. Tất cả các ý trên đúng
Câu 11: Nhóm nào dưới đây gồm những cây thích nghi với môi trường khô nóng ở sa mạc?
- A. Sen, đậu ván, cà rốt.
- B. Rau muối, cà chua, dưa chuột.
-
C. Xương rồng, lê gai, cỏ lạc đà.
- D. Mâm xôi, cà phê, đào.
Câu 12: Đặc điểm đối lập giữa mèo với chim bồ câu là :
-
A. Biết bay và không biết bay
- B. Sống dưới nước và không sống dưới nước
- C. Sống trên cạn và không sống trên cạn
- D. Không có điểm đối lập
Câu 13: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra?
- A. Tả, sởi, viêm gan A
-
B. Viêm gan B, AIDS, sởi
- C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B
- D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da
Câu 14: Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào?
-
A. Đường tiêu hóa.
- B. Đường hô hấp.
- C. Đường sinh dục.
- D. Đường bài tiết.
Câu 15: Khi nói về mốc trắng, nhận định nào dưới đây là không chính xác ?
- A. Thường tìm thấy trong cơm để lâu ngày, ruột bánh mì để thiu
- B. Sinh sản bằng bào tử
-
C. Tồn tại vách ngăn giữa các tế bào trong sợi nấm
- D. Không chứa diệp lục
Câu 16: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?
-
A. Vì chúng có rễ thật
- B. Vì chúng sống trên cạn
- C. Vì chúng có hạt nằm trong quả
- D. Vì chúng có hệ mạch
Câu 17: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò điều hòa khí hậu của thực vật?
- A. Giảm thiểu thiên tai nhờ khả năng cản bớt ánh sáng, gió và vận tốc dòng chảy.
- B. Làm dịu mát môi trường xung quanh thông qua việc thải ra hơi nước.
- C. Cân bằng hàm lượng khí oxygen và khí carbon dioxide trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp.
-
D. Làm tăng nhiệt độ, tăng tốc độ gió, giảm lượng mưa.
Câu 18: Hoạt động cung cấp ôxi và thức ăn cho các tế bào và các cơ quan của châu chấu là do
-
A. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng
- B. Sự nâng lên hạ xuống của các cơ ngực
- C. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành ngực
- D. Sự phát triển của hệ tuần hoàn
Câu 19: Động vật có xương sống khác với động vật không xương sống ở đặc điểm chính nào dưới đây?
- A. Đa dạng về số lượng loài và môi trường sống
- B. Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau
-
C. Có bộ xương trong, trong đó có xương sống ở dọc lưng
- D. Đa dạng về số lượng cá thể và đa dạng lối sống
Câu 20: Loài nào dưới đây đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam?
- A. Voi
-
B. Bò xám
- C. Sao la
- D. Gấu
Câu 21: Tại sao, trong bể cá thủy sinh người ta thường cho thêm tảo lục? Chọn đáp án không đúng:
- A. Tạo màu nước xanh lơ cho bể thêm đẹp hơn
- B. Tảo lục đơn bào quang hợp thải ra oxygen làm tăng lượng oxygen hòa tan trong nước
-
C. Tảo lục đơn bào diệt vi khuẩn, làm sạch nguồn nước cho bể cá
- D. Tạo lục đơn bào là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho các động vật thủy sản
Câu 22: Bước quan trọng nhất trong việc xây dựng khóa lưỡng phân là:
-
A. Xác định đặc điểm đặc trưng của mỗi đại diện sinh vật trong năm giới
- B. Dựa vào một đôi đặc điểm đối lập phân chia sinh vật thành hai nhóm
- C. Tiếp tục phân chia các nhóm trên thành hai cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn một sinh vật
- D. Vẽ sơ đồ khóa lưỡng phân
Câu 23: Tại sao khi lấy mẫu nấm mốc để làm thực hành, để đảm bảo an toàn chúng ta phải sử dụng găng tay và khẩu trang cá nhân?
- A. nấm mốc có độc nguy hiểm
- B. nấm mốc có mùi hắc
- C. nấm mốc có mùi thối
-
D. bào tử nấm mốc rất nhẹ, dễ dàng phát tán trong không khí và dễ gây kích ứng da khi tiếp xúc trực tiếp.
Câu 24: Vì sao nhiều loài cá, tôm, cua, trai, ốc,... sống ở vùng biển có nhiều san hô lại có nhiều màu sắc phong phú không kém màu sắc của san hô?
-
A. Để ngụy trang, phòng vệ, trốn tránh kẻ thù và ngụy trang bắt mồi
- B. Vì ở trong san hô nhiều màu nên da các loài vật cũng bị biến đổi màu
- C. Để biến mình cũng trở nên đẹp sặc sỡ, nổi bật
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 25: Mục tiêu nào sau đây không phải của Công ước CBD (Convention Biological Diversity)?
- A. bảo toàn đa dạng sinh học
- B. sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành
- C. phân phối công bằng, hợp lí lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen
-
D. cấm khai thác và sử dụng nguồn gen.