Trắc nghiệm KHTN 6 Cánh diều học kì II (P4)

<p>Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập <strong>trắc nghiệm khoa học tự nhiên 6 cánh diều</strong> học kì II (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. <strong>Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình</strong>. Kéo xuống dưới để bắt đầu.</p>

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KÌ 2 KHTN 6 CÁNH DIỀU

ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Nhóm động vật nào dưới đây thuộc nhóm động vật có xương sống?

  • A. Thân mềm    
  • B. Chân khớp  
  • C. Chim  
  • D. Ruột khoang

Câu 2: Nhờ quá trình nào mà thực vật có khả năng điều hòa lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí?

  • A. Quang hợp của cây xanh
  • B. Hô hấp của cây xanh
  • C. Hô hấp của các động vật và con  người
  • D. Đốt cháy các nguyên liệu (gỗ, than, dầu,…)

Câu 3: Đẻ con được xem là hình thức sinh sản hoàn  chỉnh  hơn so với đẻ trứng vì

  • A. con non được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
  • B. con non được phát triển trong thời gian ngắn hơn.
  • C. trong cơ thể mẹ nhiệt độ ấm hơn.
  • D. con sinh ra được bố mẹ chăm sóc tốt hơn

Câu 4: Động vật khác thực vật  ở những điểm nào dưới đây?

  • A. Tế bào không có thành cellulose     
  • B. Dinh dưỡng dị dưỡng
  • C. Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ
  • D. Đa số có khả năng di chuyển, Tế bào không có thành cellulose, Dinh dưỡng dị dưỡng.

Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây là động vật không xương sống:

  • A. Trai, cua, gà, châu chấu. 
  • B. Giun đất, cua, nhện, châu chấu.
  • C. Ong, sứa, tôm, chuột. 
  • D. San hô, ốc sên, lươn, thủy tức.

Câu 6: Nhóm động vật gây hại cho nông nghiệp là:

  • A. Ốc bươu vàng, ốc sên, châu chấu, chuột đồng. 
  • B. Ốc bươu vàng, ong, châu chấu, chuột đồng.
  • C. Ốc bươu vàng, ốc sên, châu chấu, chim sâu. 
  • D. Ốc sên, châu chấu, chuột đồng, cú mèo.

Câu 7: Nơi có độ đa dạng cao là

  • A. Đồng cỏ 
  • B. Rừng ngập mặn 
  • C. Sa mạc  
  • D. Rừng mưa nhiệt đới

Câu 8: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì bức tường tác dụng lực lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?

  • A. Chỉ làm thay đổi chuyển động của quả bóng.
  • B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
  • C. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm thay đổi chuyển động của quả bóng.
  • D. Không  làm biến dạng và cũng không  làm thay đổi chuyển động của quả bóng.

Câu 9: Khi một chiếc quạt trần đang hoạt động thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hoá thành

  • A. năng lượng ánh sáng.  
  • B. thế năng hấp dẫn.
  • C. động năng. 
  • D. năng lượng âm thanh.

Câu 10: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi

  • A. một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
  • B. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
  • C. toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
  • D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.

 Câu 11: Thói quen nào làm cho trẻ em bị nhiễm giun? 

  • A. Nghịch phá đồ vật 
  • B. Cho tay vào miệng 
  • C. Ngoái mũi 
  • D. Hay dụi mắt

Câu 12:Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì

  • A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng
  • B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời.
  • C. ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất
  • D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.

Câu 13: Đâu không phải là vai trò của thực vật?

  • A. Điều hòa khí hậu
  • B. Cung cấp lương thực thực phẩm.
  • C. Làm dược liệu
  • D. Gây lũ lụt, hạn hán

Câu 14: Chọn từ thích hợp vào chỗ trống: Khi lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một......

  • A. Lực 
  • B. Lực kéo
  • C. Lực uốn
  • D. Lực nâng.

Câu 15: Đơn vị của lực là gì?

  • A. Newton(N)
  • B. Kilogam(Kg)
  • C. Mét (m)
  • D. Kelvin(K)

Câu 16: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

  • A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng
  • B. Lực kế là dụng cụ đo thể tích
  • C. Lực kế là dụng cụ để đo thể tích và khối lượng
  • D. Lực kế là dụng cụ để đo lực

Câu 17: Bệnh nào sau đây do nấm gây ra? 

  • A. Viêm gan B 
  • B. HIV
  • C. Sán lá gan
  • D. Lang ben

Câu 18: Động vật không gây ra những tác hại nào? 

  • A. Gây bệnh cho người 
  • B. Làm dược phẩm
  • C. Gây bệnh cho vật nuôi 
  • D. Vật chủ trung gian truyền bệnh

Câu 19: Đâu không phải là vai trò của đa dạng sinh học? 

  • A. Tạo hiệu ứng nhà kính
  • B. Cung cấp cho con người nguồn tài nguyên phong phú 
  • C. Giúp duy trì  sự sống trên trái đất                                                  
  • D. Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu

Câu 20: Nhóm động vật nào sau đây thuộc động vật không xương sống?

  •  A. Chim, giun dẹp, giun tròn                             
  •  B. Ruột khoang, giun dẹp, lưỡng cư
  •  C. Ruột khoang, giun dẹp, giun tròn
  •  D. Ruột khoang, cá, giun tròn

Câu 21: Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là? 

  • A. Cân
  • B. Lực kế  
  • C. Nhiệt kế 
  • D. Bình chia độ

Câu 22: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt? 

  • A. Khi viết phấn trên bảng.            
  • B. Viên bi lăn trên mặt đất.
  • C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
  • D. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động trên đường

Câu 23: Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi? 

  • A. Quyển sách 
  • B. Sợi dây cao su
  • C. Hòn bi  
  • D. Cái bàn

Câu 24: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào xuất hiện lực không tiếp xúc? 

  • A. Em bé đẩy cho chiếc xe đồ chơi rơi xuống đất.
  • B. Dùng tay kéo một lò xo 
  • C. Cầu thủ đá quả bóng bay vào gôn.
  • D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Câu 25: Khi xe đang chuyển động, muốn dừng xe lại, người ta dùng phanh để 

  • A. Tạo ra ma sát trượt giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.
  • B. Tạo ra ma sát lăn giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.
  • C. Tạo ra ma sát nghỉ giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.
  • D. Tăng mức quán tính của xe làm xe dừng lại nhanh hơn.

Câu 26: Cốc nước nóng, hòn than đang cháy có năng lượng dưới dạng

  • A. Nhiệt năng.
  • B. Động năng.
  • C. Quang năng.
  • D. Điện năng.

Câu 27: Đâu là một số nhiên liệu?

  • A. Dẩu mỏ, gạch, gỗ
  • B. Khí thiên nhiên, vôi
  • C. Dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên
  • D. Than đá, xăng, quặng

Câu 28: Đâu không phải là một dạng năng lượng?

  • A. Nhân năng
  • B. Nhiệt năng
  • C. Thế năng hấp dẫn
  • D. Năng lượng âm

Câu 29: Chọn từ thích hợp điền vào dấu “...” Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà tự chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền.....

  • A. Từ màu này sang màu khác.                                                     
  • B. Từ thời gian này sang thời gian khác.
  • C. Từ nhiệt độ này sang nhiệt độ khác.                                                    
  • D. Từ vật này sang vật khác.

Câu 30: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì: 

  • A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.
  • B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.
  • C. Ở mặt đất, ta thấy các phẩn khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
  • D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ