TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KÌ 1 KHTN 6 CÁNH DIỀU
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
- A. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bạn bè trong lớp.
- B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất.
- C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
-
D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.
Câu 2: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là
- A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thế tự nhiên.
- B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra.
- C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.
-
D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.
Câu 3: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường không khí?
- A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.
-
B. Tưới nước cho cây trồng.
- C. Bón phân tươi cho cây trồng,
- D. Phun thuốc trừ sâu đề phòng sâu bọ phá hoại cây trồng.
Câu 4: Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?
- A. Thuỷ tỉnh.
- B. Thép xây dựng.
-
C. Xi măng.
- D. Nhựa composite.
Câu 5: Cách đặt mắt như thế nào thì đọc được chính xác số đo của vật?
- A.
- B.
-
C.
- D. Cả A và B đều đúng
Câu 6: “1 ngày = … giây”, chọn phương án đổi đúng?
- A. 1 ngày = 24 giây
-
B. 1 ngày = 86 400 giây
- C. 1 ngày = 60 giây
- D. 1 ngày = 864 000 giây
Câu 7: Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
-
A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
- B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
- C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
- D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất.
Câu 8: Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
“ Tác dụng … hoặc kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.”
- A. nén
- B. ấn
- C. ép
-
D. đẩy
Câu 9: Tế bào thực vật gồm những thành phần chính như sau:
- A. Nhân, không bào, lục lạp.
-
B. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân.
- C. Vách tế bào, chất tế bào, nhân, không bào.
- D. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân, lục lạp.
Câu 10: Đặc điểm có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật
- A. Trong tế bào có nhiều loại bào quan
-
B. Có thành tế bào bằng chất xenlulose
- C. Nhân có màng bao bọc
- D. Chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
Câu 11: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra?
-
A. Viêm gan B, AIDS, covid.
- B. Bệnh tả, sởi, viêm gan A.
- C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B.
- D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da.
Câu 12: Bệnh nào sau đây không phải bệnh do vi khuẩn gây nên?
- A. Bệnh kiết lị.
- B. Bệnh tiêu chảy.
- C. Bệnh vàng da.
-
D. Bệnh Quai bị
Câu 13: Vì sao nói vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong thế giới sống?
-
A. Vì cấu tạo vi khuẩn chỉ gồm 1 tế bào nhân sơ
- B. Vì vi khuẩn có khối lượng nhỏ nhất
- C. Vì vi khuẩn chưa có nhân hoàn chỉnh
- D. Vì vi khuẩn có kích thước nhỏ nhất
Câu 14: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
-
A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
- B. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới
- C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài
- D. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
Câu 15: Vi khuẩn thuộc Giới nào sau đây
- A. Giới Thực vật.
- B. Giới Nguyên sinh.
-
C. Giới Khởi sinh.
- D. Giới Động vật.
Câu 16: Con đường lây truyền nào sau đây không phải là con đường lây truyền bệnh cảm cúm?
- A. Tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh.
- B. Thông qua đường tiêu hoá.
- C. Thông qua đường hô hấp.
-
D. Thông qua đường máu.
Câu 17: Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên?
- A. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của động vật.
- B. Nghiên cứu sự lên xuống của thuỷ triều.
-
C. Nghiên cứu sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc.
- D. Nghiên cứu cách thức sản xuất phân bón hoá học.
Câu 18: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?
- A. Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên.
-
B. Làm theo các thí nghiệm xem trên Internet.
- C. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm với hóa chất.
- D. Rửa sạch tay sau khi làm thí nghiệm.
Câu 19: Trước khi đo chiều dài của một vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để ?
-
A. Lựa chọn thước đo phù hợp.
- B. Đặt mắt đúng cách.
- C. Đọc kết quả đo chính xác.
- D. Đặt vật đo đúng cách.
Câu 20: Sắp xếp các bước sau thành một trình tự đúng khi cân một vật bằng cân đồng hồ
1. Điều chỉnh kim về vạch số 0
2. Đặt vật cần cân lên đĩa cân
3. Ước lượng khối lượng vật cần cân để chọn cân có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất thích hợp
4. Mắt nhìn vuông góc với mặt cân ở đầu kim cân, đọc theo vạch chia gần nhất và ghi kết quả theo độ chia nhỏ nhất của cân
- A. 1 – 2 - 3 - 4
-
B. 3 – 2 - 1 - 4
- C. 3 – 1 – 2 – 4
- D. 4- 2 - 3 – 1
Câu 21: Vật liệu nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường: pin máy tính, túi ni lông, ống hút làm từ bột gạo, Chậu nhựa.
- A. Túi ni long.
-
B. Ống hút làm từ bột gạo.
- C. Pin máy tính.
- D. Chậu nhựa.
Câu 22: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?
- A. Than đá.
- B. Dầu mỏ.
- C. Khí tự nhiên.
-
D. Ethanol.
Câu 23: Tại sao các bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm?
- A. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian.
-
B. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm.
- C. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm.
- D. Vaccine ngày càng mạnh hơn theo thời gian.
Câu 24: Cho những chất sau, chất nào được xem là tinh khiết?
- A. Nước đường.
- B. Nước thu được sau khi chưng cất.
-
C. Nước biển.
- D. Nước mưa.
Câu 25: Dãy chất nào gồm các chất tan được trong nước?
- A. Bột sắn dây, bột mì, đá vôi.
- B. Đường, khí oxygen, bột gạo.
-
C. Muối ăn, rượu, khí oxygen.
- D. Thạch cao, dầu ăn, đường.
Câu 26: Khi cho sắn dây vào nước và khuấy đều, ta thu được
- A. nhũ tương.
-
B. huyền phù.
- C. dung dịch.
- D. dung môi.
Câu 27: Khẳng định nào dưới đây đúng?
-
A. Tất cả các sinh vật sống đều được cấu tạo nên từ tế bào.
- B. Phần lớn các tế bào có thể được quan sát thấy bằng mắt thường.
- C. Tất cả các tế bào của sinh vật đều có không bào lớn.
- D. Tế bào chỉ phát hiện thấy ở thân cây còn ở lá cây không có tế bào
Câu 28: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?
- A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.
- B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau,
-
C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
- D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng
Câu 29: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
- A. Xe ô tô.
- B. Cây cầu.
-
C. Cây bạch đàn.
- D. Ngôi nhà.
Câu 30: Chức năng của bào quan lục lạp ở cây xanh là:
- A. bảo vệ lớp ngoài lá.
- B. kết hợp với nước và muối khoáng tạo cacbohidrat.
-
C. quang hợp.
- D. tổng hợp chất hữu cơ thành chất vô cơ