Trắc nghiệm KHTN 6 Cánh diều học kì I

<p>Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập <strong>trắc nghiệm khoa học tự nhiên 6 cánh diều</strong> học kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. <strong>Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình</strong>. Kéo xuống dưới để bắt đầu.</p>

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KÌ 1 KHTN 6 CÁNH DIỀU

Câu 1: Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau:

 

  • A. Giới hạn đo là 9 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm. 
  • B. Giới hạn đo là 9 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm. 
  • C. Giới hạn đo là 9 cm và độ chia nhỏ nhất là 2 mm.    
  • D. Giới hạn đo là 9 mm và độ chia nhỏ nhất là 2 cm.  

Câu 2: Cân một túi hoa quả, kết quả là 14 533 g. Độ chia nhỏ nhất của cân đã dùng là

  • A. 1 g.          
  • B. 5 g. 
  • C. 10 g.
  • D. 100 g.

Câu 3: Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng?

  • A. 1kg = 100g        
  • B. 1 tạ = 100 kg
  • C. 1 g = 0,01 kg
  • D. 500 g = 5 kg

Câu 4: Sự ngưng tụ là gì?

  • A. Là sự hóa hơi xảy ra ngay cả trên bề mặt và trong lòng chất lỏng.
  • B. Là quá trình chất chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
  • C. Là sự hóa hơi xảy ra trên mặt chất lỏng.
  • D. Là quá trình chất chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.

Câu 5: Vật nào sau đây gọi là vật thể tự nhiên?

  • A. Cây cỏ.
  • B. Con thuyền.
  • C. Ngôi nhà.
  • D. Quần áo.

Câu 6: Ở điều kiện thường, oxygen là

  • A. chất lỏng, màu vàng lục.
  • B. chất lỏng, không màu.
  • C. chất khí, màu vàng lục.
  • D. chất khí, không màu.

Câu 7: Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?

  • A. Oxygen.  
  • B. Hydrogen.
  • C. Nitrogen. 
  • D. Carbon dioxide.

Câu 8: Tại sao trong đầm nuôi tôm thường lắp đặt hệ thống quạt nước

  • A. Làm tăng lượng oxygen tan trong nước để tôm có đủ oxygen để hô hấp.
  • B. Giúp giảm nhiệt độ của nước.
  • C. Làm đẹp đầm nuôi tôm.
  • D. Giúp phân bố đều thức ăn cho tôm.

Câu 9: Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm không khí?

  • A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.
  • B. Tưới nước cho cây trồng.
  • C. Bón phân tươi cho cây trồng.
  • D. Phun thuốc trừ sâu để phòng sâu bọ phá hoại cây trồng.

Câu 10: Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là

  • A. dung dịch. 
  • B. huyền phù.        
  • C. nhũ tương. 
  • D. chất tinh khiết.

Câu 11: Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?

  • A. Nước mưa.  
  • B. Nước khoáng.
  • C. Nước cất.
  • D. Nước biển.

Câu 12: Sữa magic (magnesium hydroxide là chất rắn lơ lửng trong nước) được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại 

  • A. dung dịch.         
  • B. huyền phù.        
  • C. nhũ tương.         
  • D. hỗn hợp đồng nhất.

Câu 13: Muốn hoà tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?

  • A. Nghiền nhỏ muối ăn. 
  • B. Đun nóng nước.
  • C. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đều.
  • D. Bỏ thêm đá lạnh vào.

Câu 14: Tế bào là 

  • A. đơn vị cơ sở của sự sống.
  • B. đơn vị cấu tạo của tất cả các vật thể.
  • C. đơn vị cấu tạo của tất cả các nguyên liệu.
  • D. đơn vị cơ bản của tất cả các vật liệu.

Câu 15. Đặc điểm của tế bào nhân thực là

  • A. có thành tế bào.
  • B. có chất tế bào.
  • C. có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.  
  • D. có lục lạp.

Câu 16. Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành?

  • A. 8.
  • B. 6.
  • C. 4.
  • D. 2.

Câu 17. Sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật ? 

  • A. Là cơ sở cho sự lớn lên và sinh sản của sinh vật.
  • B. Giúp sinh vật lớn lên.
  • C. Giúp tế bào tăng lên về kích thước các thành phần tế bào.
  • D. là cơ sở để tế bào lớn lên.

Câu 18. Cấp độ tổ chức cơ thể trong hình B là

  • A. Tế bào
  • B. Mô 
  • C. Cơ quan
  • D. Cơ thể

Câu 19. Quan sát một số cơ quan trong hình sau:

Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào

Hệ tiêu hóa gồm các cơ quan nào sau đây?

  • A. (2), (3) 
  • B. (3), (4)
  • C. (3), (5)  
  • D. (3), (6)

Câu 20: Dựa vào sơ đồ mối quan hệ: cơ quan - cơ thể thực vật (hình vẽ) cho biết các hệ cơ quan cấu tạo nên cây dâu tây.

Bài 23. Tổ chức cơ thể đa bào - Hoc24

  • A. Hệ thân, hệ chồi và hệ rễ.      
  • B. Hệ chồi và hệ rễ. 
  • C. Hệ chồi và hệ thân.
  • D. Hệ rễ và hệ thân.

Câu 21: Quá trình nào sao đây thể hiện tính chất hóa học?

  • A. Hòa tan đường vào nước.
  • B. Cô cạn nước đường thành đường.
  • C. Đun nóng đường đến lúc xuất hiện chất màu đen
  • D. Đun nóng đường ở thể rắn chuyển sang đường ở thể lỏng

Câu 22: Trong các thực phẩm dưới đây loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

  • A. Gạo.
  • B. Rau xanh.                    
  • C. Thịt.
  • D. Gạo và rau xanh.

Câu 23: Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

  • A. Gạch xây dựng  
  • B. Đất sét.              
  • C. Xi măng. 
  • D. Ngói.    

Câu 24: Tế bào là 

  • A. Đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các cơ thể sống.
  • B. Đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các vật thể.
  • C. Đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các nguyên liệu.
  • D. Đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các vật liệu.

Câu 25: Trong các loại tế bào, tế bào nào có kích thước lớn nhất?

  • A. Tế bào thần kinh.
  • B. Tế bào gan.
  • C. Tế bào cơ.
  • D. Tế bào hồng cầu.

Câu 26: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?

  • A. Khởi sinh.
  • B. Nguyên sinh.
  • C. Thực vật.
  • D. Nấm.

Câu 27: Các loại mô cấu tạo nên lá cây (hình vẽ). Hãy cho biết lá cây không được được cấu tạo từ loại mô nào dưới đây?

  • A. Mô cơ bản.
  • B. Mô dẫn.
  • C. Mô biểu bì.
  • D. Mô cơ.

Câu 28: Dựa vào sơ đồ mối quan hệ: cơ quan - cơ thể thực vật (hình vẽ) cho biết hệ cơ quan cấu tạo nên cây đậu Hà Lan.A plant with leaves and roots</p>
<p>Description automatically generated

  • A. Hệ thân, hệ chồi và hệ rễ
  • B. Hệ chồi và hệ rễ.
  • C. Hệ chồi và hệ thân
  • D. Hệ rễ và hệ thân

Câu 29: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về virus?

  • A. Chỉ trong tế bào chủ, virus mới hoạt động như một thể sống.
  • B. Là dạng sống đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào. 
  • C. Kích thước của virus vô cùng nhỏ, chỉ có thể thấy được dưới kính hiển vi điện tử.
  • D. Ở bên ngoài tế bào sinh vật, virus vẫn hoạt động bình thường.

Câu 30: Bệnh nào sau đây không phải do vi khuẩn gây nên?

  • A. Bệnh kiết lị.
  • B. Bệnh tiêu chảy.
  • C. Bệnh vàng da.
  • D. Bệnh thuỷ đậu.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ