Câu 1: Hằng ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy
-
A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây
- B. Trái Đất quay quanh trục của nó
- C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời
- D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
Câu 2: Ban ngày, chúng ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây là do:
- A. Trái Đất quay quanh trục của nó từ Đông sang Tây
-
B. Trái Đất quay quanh trục của nó từ Tây sang Đông
- C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
- D. Mặt Trời quay quanh Trái Đất
Câu 3: Ban ngày sẽ xuất hiện khi nào?
- A. Trái Đất được Mặt Trăng chiếu sáng.
- B. Mặt Trăng không che lấp Trái Đất.
-
C. phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng.
- D. phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 4: Nhận định nào dưới đây được nhận định chưa chính xác về hệ Mặt Trời?
- A.Mặt Trời là Thiên Thể duy nhất có khả năng tự phát sáng.
- B.Mọi hành tinh đều có khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.
-
C.Mọi hành tinh và vệ tinh đều có khả năng tự phát sáng.
- D.Cả 3 ý trên
Câu 5: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…” Ta nhìn thấy một vật khi có … từ vật đó chiếu tới mắt chúng ta.
-
A. ánh sáng
- B. hình ảnh
- C. bóng
- D. hình chiếu
Câu 6: Chọn đáp án đúng:
- A. Mặt trăng là một ngôi sao như các ngôi sao khác
- B. Mặt trăng phát ra ánh sáng
- C. Mặt trăng luôn ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất
-
D. Hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy thay đổi trong các ngày của tháng vì ta nhìn nó ở các góc nhìn khác nhau.
Câu 7: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi nào?
-
A.toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
- B.một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
- C.Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.
- D.toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 8: Thiên thể duy nhất ngoài Trái Đất mà con người đã đặt chân tới là:
- A. Mặt Trời
-
B. Mặt Trăng
- C. Hỏa tinh
- D. Bầu trời
Câu 9: Hành tinh gần Mặt Trời nhất là:
-
A. Thủy tinh
- B. Kim tinh
- C. Mộc tinh
- D. Hỏa tinh
Câu 10: Sao chổi là loại thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo
- A. thẳng
-
B. rất dẹt
- C. cong
- D. tròn
Câu 11: Hành tinh có sự sống trong hệ Mặt Trời là:
- A. Thủy tinh
- B. Kim tinh
-
C. Trái Đất
- D. Mộc tinh
Câu 12: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống “…” Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có … ở trung tâm và các … nằm trong phạm vi lực hấp của …
- A. Trái Đất – thiên thể - Trái Đất
-
B. Mặt Trời – thiên thể - Mặt Trời
- C. Mặt Trăng – thiên thể - Mặt Trăng
- D. Ngôi sao – thiên thể - Ngôi sao
Câu 13: Theo nhận định tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?
- A.Trái Đất tự quay quanh trục.
- B.Trục Trái Đất nghiêng.
- C.Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
-
D.Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Câu 14: Theo nhận định vì sao trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ?
-
A.Trái Đất tự quay quanh trục.
- B.Trục Trái Đất nghiêng.
- C.Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
- D.Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu xuống Trái Đất.
-
B. Tuần trăng là khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày.
- C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
- D. Ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn khi toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 16: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau sao cho thích hợp nhất:
“ Khi Mặt Trăng di chuyển xung quanh Trái Đất, hình dạng của mặt Trăng thay đổi bởi vì chúng ta nhìn thấy nó từ ….”.
-
A. các góc khác nhau
- B. cùng một phía
- C. cùng một hướng
- D. một vị trí xác định
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng
- B. Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
-
C. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì giống nhau.
- D. Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau.
Câu 18: Tên thiên hà của chúng ta là:
- A. Mặt Trời
- B. Mặt Trăng
-
C. Ngân Hà
- D. Hành tinh
Câu 19: Trong các lực em đã học, lực nào gây ra chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?
- A. Lực đẩy
-
B. Lực hấp dẫn
- C. Lực ma sát
- D. Lực kéo
Câu 20: Bề mặt Trái Đất luân phiên có 1 nửa là ngày 1 nửa là đêm nguyên nhân là do:
-
A.Trái Đất tự quay quanh trục
- B. Trục Trái Đất luôn nghiêng không đổi phương trong suốt quá trình chuyển động
- C. Trái Đất có dạng hình khối cầu
- D. Trái Đất thực hiện đồng thời cả 2 chuyển động.
Câu 21: Thời gian để hành tinh chuyển động một vòng xung quanh Mặt Trời gọi là:
- A. tần số quay xung quanh Mặt Trời của hành tinh
-
B. chu kì quay xung quanh Mặt Trời của hành tinh
- C. chu kì tự quay xung quanh trục của hành tinh
- D. tần số tự quay quanh trục của hành tinh
Câu 22: Chúng ta thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng trong tuần trăng là do:
- A. hình dạng của Mặt Trăng thay đổi theo thời gian
-
B.ta nhìn Mặt Trăng ở các góc nhìn khác nhau
- C. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời lúc nhiều, lúc ít
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 23: Chu kì quay quanh Mặt Trời của Hỏa tinh được gọi là một năm Hỏa tinh. Em hãy cho biết một năm Hỏa tinh bằng bao nhiêu ngày trên Trái Đất?
- A. 365 ngày
- B. 224 ngày
- C. 600 ngày
-
D. 687 ngày
Câu 24: Theo em, hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội hay ở Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt Trời mọc trước? Tại sao?
-
A. Hà Nội sẽ quan sát thấy mặt trời mọc sớm hơn Điện Biên vì Hà Nội ở phía đông so với Điện Biên
- B. Hà Nội sẽ quan sát thấy mặt trời mọc sớm hơn Điện Biên vì Điện Biên nằm cách thủ đô Hà Nội 504 km về phía Đông.
- C. Điện Biên sẽ quan sát thấy mặt trời mọc sớm hơn Hà Nội vì Điện Biên nằm cách thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây.
- D. Điện Biên sẽ quan sát thấy mặt trời mọc sớm hơn Hà Nội vì Điện Biên nằm cách thủ đô Hà Nội 504 km về phía Đông.
Câu 25: Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là:
- A. sao đôi
- B. sao chổi
-
C. sao băng
- D. sao siêu mới