Câu 1: Những hoạt động nào sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học?
- A. Các nhà khoa học tìm hiểu đặc điểm sinh sản của loài tôm hùm.
- B. Các nhà khoa học tìm hiểu vũ trụ.
- C. Các nhà khoa học tìm hiểu lai tạo giống lúa mới.
-
D. Cả 3 hoạt động trên.
Câu 2: Khoa học tự nhiên có những vai trò nào đối với cuộc sống?
- A. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
- B. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.
- C. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
-
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 3: Những hoạt động là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên?
- A. Lai tạo giống cây trồng mới...
- B. Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi
- C. Tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở vùng biển Việt Nam
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Những đặc điểm giúp nhận biết được vật sống là gì?
- A. Vật sống thải bỏ chất thải
- B. Vật sống thu nhận chất cần thiết
- C. Vật sống có khả năng vận động
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Sinh học là
- A. Năng lượng và sự biến đổi năng lượng.
- B. Vật không sống.
-
C. Sinh vật và sự sống trên Trái Đất.
- D. Vật chất và quy luật vận động.
Câu 6: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo khối lượng?
- A. Nhiệt kế
- B. Đồng hồ bấm giây
-
C. Cân điện tử
- D. Bình chia độ
Câu 7: Những việc không được làm trong phòng thực hành?
- A. Làm đổ hóa chất ra bàn hoặc tự ý đổ lẫn các hóa chất vào nhau vì làm hỏng hóa chất, với các chất dễ cháy nổ sẽ làm bị thương.
- B. Ngửi, nếm các hóa chất sẽ bị khó chịu hoặc dẫn tới ngộ độc khi hít phải các chất độc hại.
- C. Mất tập trung khi làm thực hành sẽ gây đổ vỡ hoặc làm thí nghiệm không chính xác.
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8: Việc nào sau đây là việc không nên làm trong phòng thực hành?
- A. Làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- B. Đọc hiểu các biển cảnh báo trong phòng thực hành khi đi vào khu vực có biển cảnh báo.
-
C. Chạy nhảy trong phòng thực hành.
- D. Cẩn thận khi dùng lửa bằng đèn cồn để phòng tránh cháy nổ.
Câu 9: Quy định nào sau đây thuộc quy định những việc cần làm trong phòng thực hành?
-
A. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm.
- B. Được ăn, uống trong phòng thực hành.
- C. Làm vỡ ống nghiệm không báo với giáo viên vì tự mình có thể tự xử lý được.
- D. Ngửi nếm các hóa chất.
Câu 10: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo thời gian?
- A. Thước cuộn
-
B. Đồng hồ
- C. Ống pipet
- D. Điện thoại
Câu 11: Hoạt động không phải nghiên cứu khoa học tự nhiên?
- A. Khám phá các thành phần trong lớp vỏ trái đất
- B. Nghiên cứu sự sống trên các hành tinh khác
-
C. Trồng cây gây rừng
- D. Nghiên cứu sự biến đổi chất trong tự nhiên
Câu 12: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống?
- A. Mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế.
- B. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- C. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
-
D. Định hướng tư tưởng, phát triển hệ thống chính trị
Câu 13: Những hoạt động được coi là nghiên cứu khoa học tự nhiên?
- A. Khám phá các thành phần trong lớp vỏ trái đất
- B. Nghiên cứu, tìm ra vacxin phòng Covid - 19
- C. Nghiên cứu xử lý rác thải, ô nhiễm nước
-
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây là biểu hiện của thải bỏ chất thải?
-
A. Cây hấp thụ khí cacbonic thải khí oxygen.
- B. Con gà ăn thóc.
- C. Con lợn sinh con.
- D. Em bé khóc khi người lạ bế.
Câu 15: Đâu không phải dụng cụ đo chiều dài
- A. Thước cuộn
- B. Thước dây
-
C. Nhiệt kế
- D. Thước kẻ
Câu 16: Tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong phòng thực hành?
- A. Ngửi hóa chất độc hại
- B. Tự tiện đổ các loại hóa chất vào nha
- C. Làm vỡ ống hóa chất
-
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 17: Việc làm nào sau đây được cho là KHÔNG an toàn trong phòng thực hành?
-
A. Tự ý làm thí nghiệm
- B. Đeo găng tay khi lấy hóa chất.
- C. Quan sát lối thoát hiểm của phòng thực hành.
- D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành.
Câu 18: Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần:
- A. Nhờ bạn xử lí sự cố
- B. Tự xử lí và không thông báo với giáo viên
-
C. Báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành
- D. Tiếp tục làm thí nghiệm
Câu 19: Hãy cho biết trong các vật sau đây, vật nào là vật sống?
- A. Cái bàn
- B. Trái đất
-
C. Con người
- D. Cây cầu
Câu 20: Thiên văn học nghiên cứu đối tượng nào?
- A. Nghiên cứu về Trái Đất.
-
B. Nghiên cứu về vũ trụ.
- C. Nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.
- D. Nghiên cứu về các chất và sự biến đổi các chất.
Câu 21: Khi cân một lượng chất rất nhỏ, cần sự chính xác cao, người ta sử dụng:
-
A. Cân điện tử
- B. Cân đồng hồ
- C. Lực kế
- D. Nhiệt kế
Câu 22: Để lấy 2 ml nước cất, nên sử dụng dụng cụ nào dưới đây là thích hợp nhất?
- A. Cốc đong có dung tích 50 ml.
-
B. Ống pipet có dung tích 5 ml.
- C. Ống nhỏ giọt có dung tích 1 ml.
- D. Ống nghiệm có dung tích 10 ml.
Câu 23: Đặc điểm nào dưới đây là biểu hiện của sự sinh sản ở thực vật?
- A. Tăng chiều cao.
- B. Tăng trọng lượng cơ thể.
-
C. Ra hoa, tạo quả và hạt.
- D. Tăng số lượng cành, nhánh.
Câu 24: Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?
-
A. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.
- B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên.
- C. Chăm sóc sức khoẻ con người.
- D. Hoạt động nghiên cứu khoa học.
Câu 25: Các bước đo thể tích một hòn đá:
1. Buộc hòn đá vào một sợi dây.
2. Cầm sợi dây, nhúng hòn đá ngập trong nước ở cốc đong, mực nước trong cốc dâng lên.
3. Đặt cốc đong trên mặt phẳng, đổ một lượng nước bằng khoảng 1/2 thể tích cốc, đọc và ghi lại thể tích nước.
4. Đọc và ghi lại thể tích nước. Lấy thể tích này trừ đi thể tích nước ban đầu ta tính được thể tích hòn đá.
Thứ tự thực hiện đúng các bước là:
- A. 1 - 2 - 3 - 4.
- B. 1 - 4 - 3 - 2.
-
C. 3 - 1 - 2 - 4.
- D. 3 - 4 - 2 - 1.