Trắc nghiệm Vật lí 6 cánh diều học kì I (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 6 cánh diều học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?

  • A. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống.
  • B. Các quy luật tự nhiên.
  • C. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 2: Công thức nào sau đây là công thức chuyển đổi đúng đơn vị nhiệt độ từ thang Xen – xi - ớt  sang thang Ken - vin?

  • A. t°C = (t - 273)°K
  • B. T(K) = t(0C) + 273
  • C. t°C = (t + 32)°K
  • D. t°C = (t.1,8)°F + 32°F

Câu 3: Giới hạn đo của thước là gì?

  • A. độ dài lớn nhất ghi trên thước.   
  • B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. 
  • C. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. 
  • D. độ dài giữa hai vạch chia bất kỳ ghi trên thước.

Câu 4: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo chiều dài?

  • A. Inch (in)
  • B. Mét (m)
  • C. Dặm (mile)
  • D. Cả 3 phương án trên

Câu 5: Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?

  • A. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.
  • B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên.
  • C. Chăm sóc sức khoẻ con người.
  • D. Hoạt động nghiên cứu khoa học.

Câu 6: Điền vào dấu...1,25m = ... dm? 

  • A. 1,25m = 1,25 dm     
  • B. 1,25m = 125 dm       
  • C. 1,25m = 12,5 dm         
  • D. 1,25m = 1250 dm     

Câu 7: Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mức rượu trong ống nhiệt kế tăng vì: 

  • A. ống nhiệt kế nở dài ra 
  • B. Ống nhiệt kế co ngắn lại 
  • C. Cả ống nhiệt kế và rượu đều nở ra nhưng ống nhiệt kế nở nhiều hơn 
  • D. Cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở ra nhiều hơn 

Câu 8: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo khối lượng?

  • A. Giây
  • B. Tuần
  • C. Tấn
  • D. Ngày

Câu 9: Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37°C. Trong thang nhiệt độ Farenhai, kết quả đo nào sau đây đúng?

  • A. 37°F
  • B. 66,6°F
  • C. 310°F
  • D. 98,6°F

Câu 10: Dụng cụ nào sau đây là dụng cụ đo nhiệt độ?

  • A. Tốc kế
  • B. Nhiệt kế
  • C. Cân
  • D. Cốc đong

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là phát biểu sai?

  • A. Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự dãn nở của các chất.
  • B. Trong thang nhiệt độ Fa – ren – hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C.
  • C. Để đo nhiệt độ của cơ thể bằng nhiệt kế y tế thủy ngân cần đặt nhiệt kế vào nách.
  • D. Mỗi một khoảng chia trong thang nhiệt độ Ken – vin bằng một khoảng chia trong thang nhiệt độ Xen – xi - ớt.

Câu 12: Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả 102m$^{2}$. Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN 

  • A. 1cm
  • B. nhỏ hơn 1cm 
  • C. lớn hơn 1cm 
  • D. 0,5cm

Câu 13: Sắp xếp thứ tự các bước dưới đây một cách phù hợp nhất để đo được độ dài của một vật?

(1) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp.

(2) Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo vật, sao cho một đầu của vật thẳng với vạch số 0 của thước.

(3) Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.

(4) Đọc và ghi kết quả với vạch chia gần nhất với đầu còn lại của vật.

  • A. (2), (1), (4), (3)
  • B. (2), (1), (3), (4)
  • C. (1), (2), (3), (4)
  • D. (1), (2), (4), (3)

Câu 14: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai?

  • A. Để đo chính xác độ dài của vật ta cần để một đầu của vật trùng với vạch số 0 của thước.
  • B. Để cân chính xác khối lượng của vật ta cần để cân ở nơi bằng phẳng.
  • C. Để đọc chính xác độ dài của vật ta cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.
  • D. Để đo chính xác thành tích của vận động viên khi tham gia giải đấu ta cần bấm nút stop ngay khi vận động viên chạm vạch đích.

Câu 15: Câu nào sau đây là đúng nhất? Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 3 lít, thì có nghĩa là

  • A. Can chỉ nên dùng đựng tối đa 3 lít.
  • B. ĐCNN của can là 3 lít.
  • C. GHĐ của can là 3 lít.
  • D. Cả ba phương án A, B, C đều đúng.

Câu 16: Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống: Khi đo độ dài cần đặt mắt nhìn theo hướng ..... với cạnh thước ở đầu kia của vật.

  • A. Ngang bằng với
  • B. Vuông góc
  • C. Gần nhất
  • D. Dọc theo

Câu 17: Trên một viên thuốc cảm có ghi “Para 500…”. Em hãy tìm hiếu thực tế để xem ờ chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây?

  • A. mg.
  • B. cg.
  • C. g.
  • D. kg.

Câu 18: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo khối lượng?

  • A. Nhiệt kế
  • B. Đồng hồ bấm giây
  • C. Cân điện tử
  • D. Bình chia độ

Câu 19: Trên một viên thuốc cảm có ghi “Para 500…”. Em hãy tìm hiếu thực tế để xem ờ chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây?

  • A. mg.
  • B. cg.
  • C. g.
  • D. kg.

Câu 20: Chọn phát biểu không đúng khi thực hành đo độ dài:

  • A. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp.
  • B. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN lớn nhất.
  • C. Ước lượng độ dài cần đo.
  • D. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

Câu 21: Những việc không được làm trong phòng thực hành?

  • A. Làm đổ hóa chất ra bàn hoặc tự ý đổ lẫn các hóa chất vào nhau vì làm hỏng hóa chất, với các chất dễ cháy nổ sẽ làm bị thương.
  • B. Ngửi, nếm các hóa chất sẽ bị khó chịu hoặc dẫn tới ngộ độc khi hít phải các chất độc hại.
  • C. Mất tập trung khi làm thực hành sẽ gây đổ vỡ hoặc làm thí nghiệm không chính xác.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22: Cách đặt thước đo đúng:

  • A. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 vuông góc với một đầu của vật.
  • B. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 sát mép bên phải một đầu của vật.
  • C. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 sát mép bên trái một đầu của vật.
  • D. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.

Câu 23: Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần:

  • A.  Nhờ bạn xử lí sự cố
  • B. Tự xử lí và không thông báo với giáo viên
  • C. Báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hà
  • D. Tiếp tục làm thí nghiệm

Câu 24: Hoạt động không phải nghiên cứu khoa học tự nhiên?

  • A. Khám phá các thành phần trong lớp vỏ trái đất
  • B. Nghiên cứu sự sống trên các hành tinh khác
  • C. Trồng cây gây rừng
  • D. Nghiên cứu sự biến đổi chất trong tự nhiên

Câu 25: Nước ở trong trường hợp nào dưới đây có trọng lượng riêng lớn nhất?

  • A. Thể lỏng, nhiệt độ cao hơn 4°C
  • B. Thể lỏng, nhiệt độ bằng 4°C
  • C. Thể rắn, nhiệt độ bằng 0°C
  • D. Thể hơi, nhiệt độ bằng 100°C

Câu 26: Khoa học tự nhiên có những vai trò nào đối với cuộc sống?

  • A. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.
  • B. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.
  • C. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
  • D. Cả 3 phương án trên.

Câu 27: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo chiều dài?

  • A. Cốc đong
  • B. Dây rọi
  • C. Thước dây
  • D. Đồng hồ điện tử

Câu 28: Trên một hộp sữa tươi có ghi 200ml. Con số đó cho biết:

  • A. Thể tích của hộp sữa là 200ml.
  • B. Thể tích sữa trong hộp là 200ml.
  • C. Khối lượng của hộp sữa.
  • D. Khối lượng của sữa trong hộp.

Câu 29: Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Vật lí thuộc khoa học tự nhiên là gì?

  • A. Các chất và sự biến đổi các chất trong tự nhiên.
  • B. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên.
  • C. Trái Đất
  • D. vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao,…).

Câu 30: Điền số thích hợp: 6,5km = ........ m = ......... dm

  • A. 6500; 65000
  • B. 65000; 650000
  • C. 650; 6500
  • D. 65000; 650

Câu 31: Một bạn dùng thước đo chiều cao của một cái cốc hình trụ. Kết quả đo là 10,4cm. ĐCNN của thước có giá trị nào trong các giá trị sau 

  • A. 2mm
  • B.1cm
  • C.10dm
  • D.1m

Câu 32: Khi xảy ra sự cố trong phòng thí nghiệm ta nên làm gì?

  • A. Báo giáo viên.
  • B. Gọi bạn xử lý giúp.
  • C. Tự ý xử lý sự cố.
  • D. Đi làm việc khác, coi như không phải mình gây ra.

Câu 33: Việc nào sau đây là việc nên làm trong phòng thực hành?

  • A. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
  • B. Đổ hóa chất vào cống thoát nước.
  • C. Mang hết các đồ thí nghiệm ra bàn thực hành.
  • D. Buộc tóc gọn gàng khi làm thí nghiệm.

Câu 34: Một cái bàn có chiều dài lớn hơn 0,5m và nhỏ hơn 1m . Dùng thước nào sau đây để đo chiều dài của bàn là thuận lợi nhất và chính xác nhất?

  • A. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1mm
  • B. Thước có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 1mm
  • C. Thước có GHĐ là 0,5m và ĐCNN là 1cm
  • D. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1cm

Câu 35: Chọn phương án SAI. Người ta sử dụng dơn vị đo độ dài là

  • A. Mét
  • B. Kilômét
  • C. Mét khối
  • D. Đềximét

Câu 36: Trên một can nhựa có ghi “2 lít”. Điều có có nghĩa là gì?

  • A. Can có thể đựng trên 2 lít.
  • B. ĐCNN của can là 2 lít.
  • C. Giới hạn chứa chất lỏng của can là 2 lít.
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 37: Đâu không phải ví dụ minh họa về khoa học tự nhiên?

  • A. Nghiên cứu xử lí ô nhiễm nguồn nước giúp bảo vệ môi trường
  • B. Đánh bắt, nuôi trồng thủy - hải sản
  • C. Tìm hiểu và phát minh ra tuabin tạo ra điện gió 
  • D. Phát hiện và tìm hiểu phương thức sinh sản ở thực vật giúp tăng năng suất cây trồng

Câu 38: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em?

  • A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
  • B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
  • C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm.
  • D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

Câu 39: Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì:

  • A. ống nhiệt kế dài ra.
  • B. ống nhiệt kế ngắn lại.
  • C. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn.
  • D. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng ống nhiệt kế nở nhiều hơn.

Câu 40: Để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 1 lít, trong các bình chia độ đã cho sau đây, chọn bình bình chia độ nào phù hợp nhất?

1. Bình 100ml và có vạch chia tới 1ml.

2. Bình 500ml và có vạch chia tới 5ml.

3. Bình 1000ml và có vạch chia tới 5ml.

4. Bình 2000ml và có vạch chia tới 5ml.

  • A. Bình 1.
  • B. Bình 2.
  • C. Bình 3.
  • D. Bình 4.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ