Trắc nghiệm KHTN 6 Cánh diều học kì II (P5)

<p>Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập <strong>trắc nghiệm khoa học tự nhiên 6 cánh diều</strong> học kì II (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. <strong>Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình</strong>. Kéo xuống dưới để bắt đầu.</p>

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KÌ 2 KHTN 6 CÁNH DIỀU

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật …

  • A. có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi.
  • B. có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi.
  • C. chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi.
  • D. có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn.

Câu 2: Thuỷ tức là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

  • A. Thân mềm.
  • B. Giun.
  • C. Ruột khoang.
  • D. Chân khớp.

Câu 3: Cá cóc Tam đảo là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?

  • A. Lớp Cá.
  • B. Lớp Thú.
  • C. Lớp Bò sát.
  • D. Lớp Lưỡng cư.

Câu 4: Trong các loài thực vật sau, loài nào cơ thể có cả hoa, quả và hạt?

  • A. Cây bưởi.
  • B. Cây vạn tuế.
  • C. Nêu tản.  
  • D. Cây thông.

Câu 5: Có thể dựa vào đặc điểm nào sau đây để phân biệt nhóm Động vật không xương sống và Động vật có xương sống?

  • A. Bộ xương ngoài.
  • B. Xương cột sống.
  • C. Lớp vỏ.
  • D. Vỏ calium.

Câu 6: Con đường lây truyền nào sau đây không phải là con đường lây truyền bệnh lao phổi?

  • A. Tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh.
  • B. Thông qua đường tiêu hoá.
  • C. Thông qua đường máu.
  • D. Thông qua đường hô hấp.

Câu 7: Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên?

  • A. Bệnh kiết lị.
  • B. Bệnh tả.
  • C. Bệnh vàng da.
  • D. Bệnh dại.

Câu 8: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
  • B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
  • C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

  • D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.

Câu 9: Trọng lượng là …

  • A. tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác.
  • B. lực hút giữa các vật có khối lượng.
  • C. độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
  • D. lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

Câu 10: Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do …

  • A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông, lặn ở đằng Tây.
  • B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông.
  • C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Đông sang Tây.
  • D. Mặt Trời chuyển động từ Đông sang Tây.

Câu 11: Khi người thợ đóng đi vào tường thì lực nào đã làm đinh cắm vào tường?

  • A. Búa đã tác dụng một lực đẩy vào đinh khiến đinh cắm vào tường.
  • B. Búa đã tác dụng một lực kéo vào đinh khiến đinh cắm vào tường.
  • C. Đinh đã tác dụng một lực đẩy vào búa khiến đinh cắm vào tường.
  • D. Đinh đã tác dụng một lực kéo vào búa khiến đinh cắm vào tường.

Câu 12: Nhiên liệu là …

  • A. là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.
  • B. là các vật liệu khi bị đốt cháy chỉ giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
  • C. là các vật liệu khi bị đốt cháy chỉ giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng.
  • D. là các vật liệu khi bị đốt cháy không giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt và ánh sáng.

Câu 13: Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng là vì …

  • A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng.
  • B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
  • C. ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất.
  • D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.

Câu 14: Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng?

  • A. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc.
  • B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút.
  • C. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sử dụng.
  • D. Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào.

Câu 15: Muỗi Anophen là vật chủ trung gian truyền bệnh gì cho người?

  • A. Bệnh dịch tả
  • B. Bệnh sốt rét.             
  • C. Bệnh ngủ li bì.
  • D. Bệnh viêm đường hô hấp.

Câu 16: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là?

  • A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa.                                        
  • B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, gây ngứa.
  • C. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa.      
  • D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức.

Câu 17: Tác hại của động vật là?

  • A. Gây bệnh cho người.                                                        
  • B. Nguyên liệu sản xuất.
  • C. Làm dược phẩm.    
  • D. Làm thực phẩm.

Câu 18: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

  • A. Góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính.
  • B. Ngăn biến đổi khí hậu.
  • C. Giữ đất, giữ nước.
  • D. Cung cấp thức ăn, nơi ở.

Câu 19: Cây nào dưới đây không thuộc nhóm Hạt trần?

  • A. Vạn Tuế.
  • B. Dừa.  
  • C. Thông  
  • D. Pơ – mu.

Câu 20: San hô là đại diện của ngành động vật không xương sống nào?

  • A. Ruột khoang.
  • B. Thân mềm.                            
  • C. Chân khớp.
  • D. Các ngành giun.                              

Câu 21: Đơn vị của lực là

  • A. niutơn (N).
  • B. mét (m).
  • C. giờ (h).
  • D. gam (g).

Câu 22: Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là

  • A. cân.
  • B. đồng hồ.  
  • C. thước dây.
  • D. lực kế.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
  • B. Trọng lượng của một vật có đơn vị là kg.
  • C. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
  • D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật.

Câu 24: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

  • A. Vận động viên nâng tạ.
  • B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.
  • C. Quả dừa đang rơi.
  • D. Bạn Nam đóng đinh vào tường.

Câu 25: Vật liệu nào không phải là nhiên liệu? 

  • A. Xăng.
  • B. Điện.
  • C. Dầu.
  • D. Than.

Câu 26: Những nguồn năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo?

  • A. Mặt Trời, gió.   
  • B. Dầu mỏ, khí tự nhiên.
  • C. Mặt Trời, khí tự nhiên.
  • D. Than, xăng.

Câu 27: Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khối gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?

  • A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.
  • B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.
  • C. Chỉ có động năng và thế năng.
  • D. Chỉ có động năng.

Câu 28: Hằng ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy:

  • A. Trái Đất quay quanh trục của nó.   
  • B. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây.
  • C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời. 
  • D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Câu 29: Ban đêm nhìn thấy Mặt Trăng vì

  • A. Mặt Trăng phát ra ánh sáng.
  • B. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.
  • C. Mặt Trăng là một ngôi sao.
  • D. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. 

Câu 30: Câu nào dưới đây là đúng?

  • A. Ngân Hà là một chùm sao sắp xếp kéo dài trên bầu trời.                               
  • B. Ngân Hà là một “dòng sông” sao trên bầu trời.
  • C. Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn.
  • D. Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ ngôi sao và nằm ở ngoài hệ Mặt Trời.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ