Trắc nghiệm KHTN 6 Cánh diều học kì II (P2)

<p>Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập <strong>trắc nghiệm khoa học tự nhiên 6 cánh diều</strong> học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. <strong>Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình</strong>. Kéo xuống dưới để bắt đầu.</p>

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KÌ 2 KHTN 6 CÁNH DIỀU

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Thực vật được chia thành các ngành nào?

  • A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín
  • B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
  • C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.
  • D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.

Câu 2: Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?

  • A. Cây bưởi. 
  • B. Cây vạn tuế.  
  • C. Rêu tản.  
  • D. Cây thông.

Câu 3: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?

  • A. hình thái đa dạng. 
  • B. có xương sống.
  • C. kích thước cơ thể lớn.  
  • D. sống lâu.

Câu 4: Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?

  • A. Nhóm cá. 
  • B. Nhóm chân khớp.
  • C. Nhóm giun.
  • D. Nhóm ruột khoang.

Câu 5: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

  • A. Hoang mạc.
  • B. Rừng ôn đới.
  • C. Rừng mưa nhiệt đới.
  • D. Đài nguyên.

Câu 6: Vật liệu nào sau đây được làm lốp xe, đệm?

  • A. Nhựa. 
  • B. Thủy tinh. 
  • C. Cao su.  
  • D. Kim loại.

Câu 7: Dụng cụ dùng để đo lực là

  • A. cân.
  • B. đồng hồ.
  • C. thước dây.
  • D. lực kế.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
  • B. Trọng lượng của một vật có đơn vị là kg.
  • C. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
  • D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật.

Câu 9: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

  • A. Vận động viên nâng tạ.
  • B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân.
  • C. Giọt mưa đang rơi.
  • D. Bạn Nam đóng đinh vào tường.

Câu 10: Vật liệu nào không phải là nhiên liệu?

  • A. Than đá.
  • B. Hơi nước.
  • C. Gas.
  • D. Khí đốt.

Câu 11: Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?

  • A. Năng lượng khí đốt.
  • B. Năng lượng gió.
  • C. Năng lượng thuỷ triều.          
  • D. Năng lượng mặt trời.

Câu 12: Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?

  • A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.
  • B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.
  • C. Chỉ có động năng và thế năng.        
  • D. Chỉ có động năng.

Câu 13: Quy luật chuyển động của Mặt Trời hằng ngày là

  • A. mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Bắc.        
  • B. mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây.
  • C. mọc ở đằng Tây và lặn ở đằng Bắc.
  • D. mọc ở đằng Tây và lặn ở đằng Đông.

Câu 14: Ban đêm nhìn thấy Mặt Trăng vì

  • A. Mặt Trăng phát ra ánh sáng.
  • B. Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời.
  • C. Mặt Trăng là một ngôi sao.
  • D. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. 

Câu 15: "Xương rồng, lạc đà, cây lê gai” là những sinh vật đặc trưng có ở môi trường nào?

  • A. Núi tuyết.          
  • B. Rừng lá kim.
  • C. Rừng nhiệt đới.
  • D. Hoang mạc.

Câu 16: Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất khi cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc?

  • A. Bột đá vôi và muối ăn.  
  • B. Bột than và sắt. 
  • C. Đường và muối.
  • D. Giấm và rượu.

Câu 17: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?

  • A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách 
  • C. Truyền dọc từ mẹ sang con
  • B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh
  • D. Ô nhiễm môi trường

Câu 18: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?

  • A. Du canh du cư  
  • C. Trồng cây gây rừng
  • B. Phá rừng làm nương rẫy 
  • D. Xây dựng các nhà máy thủy điện

Câu 19: Loài động vật nào dưới đây thuộc lớp Thú?

  • A. Cá mập  
  • B. Cá heo 
  • C. Cá chim 
  • D. Cá chuồn

Câu 20: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

  • A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
  • B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
  • C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
  • D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.

Câu 21: Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là? 

  • A. Cân  
  • B. Lực kế 
  • C. Nhiệt kế  
  • D. Bình chia độ

Câu 22: Trường hợp nào có lực ma sát nghỉ trong các trường hợp sau ?

  • A. Lực làm cho lá cây rơi xuống đất.
  • B. Lực giữ cho vật không bị trượt xuống dốc...
  • C. Lực làm cho quả bóng chuyển động chậm dần khi bị ném lên cao.
  • D. Lực làm cho vận động viên nhảy cầu rơi từ trên cao xuống nước.

Câu 23: Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi? 

  • A. Quyển sách 
  • B. Sợi dây cao su 
  • C. Hòn bi   
  • D. Cái bàn

Câu 24: Lực hút của trái đất có:

  • A. phương nằm ngang, chiều từ trên xuống.
  • B. phương nằm ngang, chiều từ dưới lên.
  • C. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
  • D. phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.

Câu 25: Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước?

  • A. Vì khi đi dưới nước chịu lực cản của không khí.
  • B. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn.
  • C. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
  • D. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên.

Câu 26: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?

  • A. Em bé đang cầm chai nước trên tay.
  • B. Ốc vít bắt chặt vào với nhau.
  • C. Con người đi lại được trên mặt đất.
  • D. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng.

Câu 27: Cốc nước nóng, hòn than đang cháy có dạng năng lượng nào sau đây?

  • A. Điện năng.
  • B. Động năng.
  • C. Thế năng.
  • D. Nhiệt năng.

Câu 28: Động năng của vật là:

  • A. năng lượng do vật có độ cao.
  • C. năng lượng do vật có nhiệt độ cao.
  • B. năng lượng do vật bị biến dạng. 
  • D. năng lượng do vật chuyển động.

Câu 29: Trong quá trình sử dụng năng lượng trường hợp nào xuất hiện năng lượng hao phí?

  • A. Tất cả mọi hoạt động sử dụng năng lượng đều xuất hiện năng lượng hao phí.
  • B. Trong trường hợp sử dụng năng lượng nhiệt.
  • C. Trong trường hợp sử dụng năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời.
  • D. Trong trường hợp sử dụng năng lượng hóa học.

Câu 30: Bỏ một cục đá lạnh vào ly nước nóng, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Nhiệt truyền từ nước nóng sang cục đá. 
  • B. Nhiệt truyền từ cục đá sang nước nóng.
  • C. Nước nóng và cục đá truyền nhiệt qua lại lẫn nhau.
  • D. Nhiệt độ của ly nước nóng sẽ tăng dần.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ