[Cánh diều] Trắc nghiệm KHTN 6 chủ đề 10: Năng lượng

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chủ đề 10: Năng lượng sách Cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hoạt động nào sau đây cần dùng đến năng lượng?

  • A. Học tập trên lớp.
  • B. Chạy máy phát điện.
  • C. Đi ngủ.
  • D. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 2: Đơn vị của năng lượng là:

  • A. Kg.N.               
  • B. Kg.
  • C. N.                  
  • D. J.

Câu 3: Năng lượng mà một vật có được do chuyển động được gọi là …

  • A. Thế năng.
  • B. Động năng.
  • C. Nhiệt năng.
  • D. Cơ năng.

Câu 4: Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là …

  • A. Nhiệt năng.
  • B. Thế năng đàn hồi.
  • C. Thế năng hấp dẫn.
  • D. Động năng.

Câu 5: Hoá năng dự trữ trong bao diêm khi cọ xát với vỏ bao diên được chuyển hoá thành:

  • A. Nhiệt năng.
  • B. Quang năng.
  • C. Nhiệt năng và quang năng.
  • D. Điện năng.

Câu 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: Hoá năng lưu trữ trong thực phẩm, khi ta ăn được chuyển hoá thành… giúp ta đạp xe.

  • A. Nhiệt năng.
  • B. Động năng.
  • C. Thế năng.
  • D. Quang năng.

Câu 7: Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng:

  • A. Nhiệt năng.
  • B. Quang năng.
  • C. Động năng.
  • D. Điện năng.

Câu 8: Nguồn năng lượng tái tạo là:

  • A. Nguồn năng lượng không có sẵn trong tự nhiên.
  • B. Nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên.
  • C. Nguồn năng lượng sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 9: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh khối được gọi là năng lượng tái tạo. Câu nào sau đây không đúng?

  • A. chúng an toàn nhưng khó khai thác
  • B. chúng hầu như không giải phóng các chất gây ô nhiễm không khí
  • C. chúng có thể được thiên nhiên tái tạo trong khoảng thời gian ngắn hoặc được bổ sung liên tục qua các quá trình thiên nhiên
  • D. chúng có thể biến đổi thành điện năng hoặc nhiệt năng.

Câu 10: Tiết kiệm năng lượng giúp:

  • A. Tiết kiệm chi phí.               
  • B. Bảo tồn các nguồn năng lượng không tái tạo.
  • C. Góp phần giảm lượng chất thải, giảm ô nhiễm môi trường.                  
  • D. Cả ba phương án trên.

Câu 11: Hoàn thành câu sau: Năng lượng… của mặt trời chiếu xuống trái đất được các loài thực vật hấp thụ để… và…

  • A. ánh sáng, sống, năng lượng.
  • B. nhiệt, sống, năng lượng.
  • C. ánh sáng, sống, phát triển.
  • D. nhiệt, sống, phát triển.

Câu 12: Ở nhà máy nhiệt điện thì

  • A. động năng chuyển hóa thành điện năng
  • B. nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng
  • C. hóa năng chuyển hóa thành điện năng
  • D. quang năng chuyển hóa thành điện năng

Câu 13: Cầu thủ đá quả bóng bay lên cao so với mặt đất. Hỏi tại độ cao bất kì quả bóng có những năng lượng nào?

  • A. Thế năng đàn hồi và động năng.
  • B. Thế năng hấp dẫn và động năng.
  • C. Nhiệt năng và quang năng.
  • D. Năng lượng âm và hóa năng.

Câu 14: Năng lượng hóa học có trong những vật chất nào sau đây?

  • A. Cốc nước nóng, mặt trời, pin.
  • B. Ắc quy, xăng dầu, mặt trời.
  • C. Pin, thức ăn, xăng dầu.
  • D. Thức ăn, ắc quy, ngọn lửa.

Câu 15: Tại sao khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên?

  • A. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hoá năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, động năng làm tay ta nóng lên.
  • B. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hoá năng lượng từ nhiệt năng sang nhiệt năng, động năng làm tay ta nóng lên.
  • C. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hoá năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, nhiệt năng làm tay ta nóng lên.
  • D. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hoá năng lượng từ nhiệt năng sang động năng, động năng làm tay ta nóng lên.

Câu 16: Điền vào chỗ trống để thành câu hoàn chỉnh: Hoá năng trong nhiên liệu khi đốt cháy được chuyển hoá thành…, … và … của máy bay, tàu hoả.

  • A. Động năng, nhiệt năng, năng lượng ánh sáng.
  • B. Động năng, thế năng, năng lượng ánh sáng.
  • C. Động năng, điện năng, thế năng.
  • D. Động năng, nhiệt năng, thế năng.

Câu 17: Khi một chiếc tủ lạnh hoạt động bình thường thì trường hợp nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí?

  • A. Làm nóng động cơ của tủ lạnh.
  • B. Duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn.
  • C. Tiếng ồn phát ra từ tủ lạnh.
  • D. Đưa thức ăn vào tủ khi còn quá nóng.

Câu 18: Khi máy tính hoạt động, ta thấy vỏ máy tính nóng lên. Năng lượng làm vỏ máy tính nóng lên là gì? Nó có ích hay hao phí?

  • A. Quang năng – có ích.
  • B. Quang năng – hao phí. 
  • C. Nhiệt năng – có ích.
  • D. Nhiệt năng – hao phí.

Câu 19: Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có đặc điểm gì?

  • A. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn.
  • B. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn không liên tục được coi là vô hạn.
  • C. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ nguồn nhiên liệu.
  • D. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có thế tái chế.

Câu 20: Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng?

  • A. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc.                             
  • B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút.
  • C. Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào.                   
  • D. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần nơi sủ dụng.

Câu 21: Một học sinh lớp 6 cần trung bình 2000kcal mỗi ngày. Tính theo đơn vị Jun thì năng lượng này bằng bao nhiêu? Biết 1cal ≈ 4,2J và 1kcal = 1000cal.

  • A. 8400J.
  • B. 84000J.
  • C. 840000J.
  • D. 8400000J.

Câu 22: Năng lượng hao phí khi sử dụng quạt điện:

  • A. năng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng và năng lượng âm thanh.
  • B. năng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng
  • C. Năng lượng nhiệt
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 23: Các nhà sản xuất ô tô và các phương tiện giao thông khác luôn quan tâm đến việc cải tiến kiểu dáng bên ngoài của chúng. Việc cải tiến kiểu dáng hợp lí cho các loại phương tiện giao thông đã đem lại lợi ích gì? 

  • A. Giảm lực cản không khí..                             
  • B. Tránh lãng phí năng lượng.                             .
  • C. Tiết kiệm chi phí sản xuất.                   
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 24: Một quả bóng cao su rơi từ vị trí A xuống đất rồi lại nảy lên nhưng chỉ tới điểm B. Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không lên lại tới điểm A?

  • A. Vì khi va chạm với mặt đất, một phần năng lượng của nó đã chuyển hoá thành năng lượng nhiệt.                             
  • B. Vì khi va chạm với mặt đất, một phần năng lượng của nó đã chuyển hoá thành năng lượng âm.                             .
  • C. Vì khi va chạm với mặt đất, một phần năng lượng của nó đã chuyển hoá thành năng lượng nhiệt và năng lượng âm.                   
  • D. Cả ba phương án trên đều sai.

Câu 25: Em hãy cho biết xe máy của gia đình em hoạt động nhờ loại nhiên liệu nào?

  • A. dầu  hỏa
  • B. xăng
  • C. dầu diezen
  • D. Cả A, B, C đều sai

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ