Câu 1: Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:
- A. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất
-
B. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất
- C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng
- D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời
Câu 2: Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ đâu?
- A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng
-
B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời
- C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Thiên Hà
- D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Ngân Hà
Câu 3: Các hình dạng nhìn thấy khác nhau của Mặt Trăng được thay đổi lần lượt từ ngày nay sang ngày khác. Từ ngày không trăng này đến ngày không trăng kế tiếp được gọi là Tuần trăng. Em hãy cho biết thời gian gần đúng của Tuần trăng?
- A. 1 năm
- B. 7 ngày
-
C. 29 ngày
- D. 1 ngày
Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau sao cho thích hợp nhất:
“ Khi Mặt Trăng di chuyển xung quanh Trái Đất, hình dạng của mặt Trăng thay đổi bởi vì chúng ta nhìn thấy nó từ ….”.
-
A. các góc khác nhau
- B. cùng một phía
- C. cùng một hướng
- D. một vị trí xác định
Câu 5: Ta thường thấy Mặt Trăng khi nào?
- A. Ban ngày
-
B. Ban đêm
- C. Giữa trưa
- D. Nửa đêm
Câu 6: Chọn đáp án đúng:
- A. Mặt trăng là một ngôi sao như các ngôi sao khác
- B. Mặt trăng phát ra ánh sáng
- C. Mặt trăng luôn ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất
-
D. Hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy thay đổi trong các ngày của tháng vì ta nhìn nó ở các góc nhìn khác nhau.
Câu 7: Ban đêm nhìn thấy mặt trăng vì:
- A. Mặt trăng phát ra ánh sáng
-
B. mặt trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời
- C. mặt trăng là một ngôi sao
- D. mặt trăng là vệ tinh của trái đất
Câu 8: Nhận định nào dưới đây không đúng?
- A. Mặt Trăng không phát sáng như Mặt Trời.
-
B. Mặt Trời có kích thước nhỏ hơn kích thước của Mặt Trăng rất nhiều.
- C. Trên Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của Mặt Trăng.
- D. Tuần trăng gần bằng 29 ngày
Câu 9: Vì sao chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời?
- A. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
- B. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Mặt Trời và tự quay xung quanh nó.
- C. Mặt Trời và Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
-
D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
Câu 10: Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần?
- A. 2 tuần
- B. 3 tuần
-
C. 4 tuần
- D. 1 tuần
Câu 11: Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là bao lâu? Khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?
- A. khoảng thời gian mỗi ngày - đêm trên trái đất là 12h, đó chính là thời gian trái đất tự quay quanh trục được một vòng.
-
B. khoảng thời gian mỗi ngày - đêm trên trái đất là 24h, đó chính là thời gian trái đất tự quay quanh trục được một vòng.
- C. khoảng thời gian mỗi ngày - đêm trên trái đất là 12h, đó chính là thời gian trái đất quay quanh Mặt Trời
- D. khoảng thời gian mỗi ngày - đêm trên trái đất là 22h, đó chính là thời gian mặt trời quay quanh trái đất.
Câu 12: Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì:
- A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng
- B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời
-
C. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất
- D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.
Câu 13: Vì sao chúng ta quan sát được nhiều pha của Mặt Trăng từ Trái Đất?
- A. Mặt Trăng có thể thay đổi hình dạng
- B. Trái Đất quay quanh Mặt Trăng
- C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Trái Đất.
-
D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và sự thay đổi vị trí giữa Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất.
Câu 14: Vì sao chỉ có một phí Mặt Trăng luôn luôn hướng về Trái Đất:
-
A. vì mặt trăng tự quay quanh trục một vòng thì đồng thời quay quanh trái đất đúng một vòng.
- B.vì chỉ có một nửa mặt trăng luôn luôn được mặt trời chiếu sáng
- C. vì mặt trăng tự quay quanh trục một vòng thì đồng trái đất cũng quay được một vòng
- D. cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 15: Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?
- A. Trăng khuyết đầu tháng
- B. Trăng khuyết cuối tháng
- C. Trăng bán nguyệt đầu tháng
-
D. Trăng bán nguyệt cuối tháng
Câu 16: Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng?
-
A. Trăng khuyết đầu tháng
- B. Trăng khuyết cuối tháng
- C. Trăng lưỡi liềm
- D. Trăng bán nguyệt
Câu 17: Chu kì của tuần trăng là 29,5 ngày. Khoảng thời gian đó cho biết điều gì.
-
A. khoảng thời gian để mặt trăng quay trở lại vị trí của nó giữa mặt trời và trái đất
- B. khoảng thời gian để trái đất quay trở lại vị trí của nó giữa mặt trời và mặt trăng
- C. khoảng thời gian để mặt trời quay trở lại vị trí của nó giữa mặt trăng và trái đất
- D. cả A, B đều đúng.
Câu 18: Quan sát hình vẽ và cho biết tên các hình mặt trăng có trong hình lần lượt là:
- A. trăng tròn, trăng bán nguyệt, trăng lưỡi liền, trăng bán nguyệt, không trăng
- B. không trăng, trăng khuyết, trăng lưỡi liềm, trăng bán nguyệt, trăng tròn
-
C. Trăng tròn, trăng khuyết, trăng lưỡi liềm, trăng bán nguyệt, không trăng
- D. không trăng, trăng bán nguyệt, trăng lưỡi liềm, trăng bán nguyệt, trăng tròn
Câu 19: Em hãy cho biết thứ tự các hình dạng nhìn thấy sau đây của Mặt Trăng theo chiều giảm dần của phần diện tích Mặt Trăng: Trăng khuyết, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, Trăng tròn.
- A. Trăng khuyết -> Trăng tròn -> Trăng bán nguyệt -> Trăng lưỡi liềm.
- B. Trăng tròn -> Trăng bán nguyệt -> Trăng khuyết -> Trăng lưỡi liềm.
- C. Trăng tròn -> Trăng khuyết -> Trăng lưỡi liềm -> Trăng bán nguyệt
-
D. Trăng tròn -> Trăng khuyết -> Trăng bán nguyệt -> Trăng lưỡi liềm.
Câu 20: Giả sử vào ngày Trăng Tròn, ta thấy Mặt Trăng ở vị trí như trong hình 34.2. Theo em, đó là:
- A. 8 giờ tối
-
B. 9 giờ tối
- C. 12 giờ đêm
- D. 2 giờ sáng
Câu 21: Bạn Minh đã làm thí nghiệm như sau để đo đường kính của Mặt Trăng: Bạn chuẩn bị một tấm bìa đường kính 2 cm, đặt tấm bìa trước mặt sao cho tấm bìa hình tròn vừa phủ kín Mặt Trăng (hình 34.3). Đo khoảng cách từ vị trí đặt mắt đến tấm bìa, bạn Minh thu được khoảng cách là 220 cm. Em hãy giúp bạn Minh xác định đường kính của Mặt Trăng. Biết rằng khoảng cách trung bình từ Mặt Trăng đến Trái Đất là 384 400km. Coi tỉ số giữa đường kính tấm bìa và đường kính Mặt Trăng bằng tỉ số giữa khoảng cách đặt mắt đến tấm bìa và khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất.
Đường kính của Mặt trăng khoảng:
-
A. 3495 km
- B. 3459 km
- C. 3549 km
- D. 3349 km