Trắc nghiệm KHTN 6 Cánh diều học kì I (P5)

<p>Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập <strong>trắc nghiệm khoa học tự nhiên 6 cánh diều</strong> học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. <strong>Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình</strong>. Kéo xuống dưới để bắt đầu.</p>

TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP KÌ 1 KHTN 6 CÁNH DIỀU

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Khoa học tự nhiên là

  • A. một ngành của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.                        
  • B.  một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.                
  • C. một thành tựu của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.
  • D. một ngành áp dụng công nghệ để chế tạo ra các phương tiện phục vụ cho mọi lĩnh vực của đời sống con người.

Câu 2: Vật thể nhân tạo là

  • A. Cây cỏ. 
  • B. Cái cầu.    
  • C. Mặt trời.   
  • D. Con sóc.

Câu 3: Tính chất vật lí của Oxygen ở điều kiện thường:

  • A. Oxygen ở thể lỏng, không màu,không mùi, không vị, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.
  • B. Oxygen ở thể rắn, không màu,không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.
  • C. Oxygen ở thể khí, không màu,không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.
  • D. Oxygen ở thể khí, không màu,không mùi, không vị, không tan trong nước và nặng hơn không khí.

Câu 4: Vật liệu nào sau đây được làm lốp xe, đệm?

  • A. Nhựa
  • B. Thủy tinh 
  • C. Cao su 
  • D. Kim loại

Câu 5: Dụng cụ dùng để đo độ dài là:

  • A. cân  
  • B. thước mét  
  • C. xi lanh 
  • D. bình tràn

Câu 6: Dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng là:

  • A. ca đong và bình chia độ 
  • B. bình tràn và bình chứa
  • C. bình tràn và ca đong 
  • D. bình chứa và bình chia độ

Câu 7: Trên một gói kẹo có ghi 200g. Số đó chỉ:

  • A. Khối lượng của gói kẹo
  • B. Sức nặng của gói kẹo
  • C. Thể tích của gói kẹo  
  • D. Sức nặng và khối lượng của gói kẹo

Câu 8: Để xác định vận động viên chạy 100m người ta phải sử dụng loại đồng hồ nào sau đây?

  • A. Đồng hồ quả lắc. 
  • B. Đồng hồ hẹn giờ. 
  • C. Đồng hồ bấm giây. 
  • D. Đồng hồ đeo tay.

Câu 9: Sử dụng kính lúp có thể phóng to ảnh lên tới ?

  • A. 20 lần. 
  • B. 200 lần.
  • C. 500 lần.  
  • D. 1000 lần.

Câu 10: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?

  • A. Con lật đật. 
  • B. Chiếc bút chì.  
  • C. Cây thước kẻ. 
  • D. Quả dưa hấu.

Câu 11: Vai trò của nhân tế bào:

  • A. là thành phần có ở mọi tế bào, bao bọc tế bào.
  • B. tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.
  • C. là vùng nằm giữa màng tế bào và chất tế bào, tham gia hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • D. là nơi chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào.

Câu 12: Chọn một câu trả lời đúng.

  • A. Virus là những tế bào có kích thước nhỏ. 
  • B. Virus chưa có cấu tạo tế bào.
  • C. Virus có khả nắng tồn tại và nhân lên ngoài không khí. 
  • D. Vaccine có thể phòng được tất cả các bệnh do virus.

Câu 13: Tế bào trên quả cà chua có đường kính 0,55mm để quan sát tế bào thịt quả cà chua thì chọn kính hiển vi có độ phóng to nào dưới đây cho phù hợp?

  • A. 40 lần. 
  • B. 400 lần.  
  • C. 1000 lần. 
  • D. 3000 lần.

Câu 14: Vì sao nhân tế bào là nơi lưu giữ các thông tin di truyền?

  • A. Vì nhân tế bào chứa vật chất di truyền.                        
  • B. Vì nhân tế bào là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
  • C. Vì nhân tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.
  • D. Vì nhân tế bào kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.

Câu 15: Cho các đặc điểm sau:

(1) Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào.

(2) Mỗi loại tế bào thực hiện một chức năng khác nhau.

(3) Một tế bào có thể thực hiện được các chức năng của cơ thể sống.

(4) Cơ thể có cấu tạo phức tạp.

(5) Đa phần có kích thước cơ thể nhỏ bé.

Các đặc điểm nào không phải là đặc điểm của cơ thể đa bào?

  • A. (1), (3) 
  • B. (2), (4)
  • C. (3), (5)
  • D. (1), (4)

Câu 16: Cây nào có khả năng cảm ứng ?

  • A. Cây xà cừ. 
  • B. Cây xoài.  
  • C. cây xấu hổ. 
  • D. Cây mít.

Câu 17: Đồng hồ dưới đây chỉ:

 

  • A. 10 giờ 2 phút. 
  • B. 10 giờ 10 phút.
  • C. 2 giờ 10 phút.
  • D. 2 giờ 7 phút.

Câu 18: Khi quan sát tế bào thực vật, ta cần lựa chọn dụng cụ nào sau đây?

  • A. Kính hiển vi
  • B. Kính lúp. 
  • C. Kính mát. 
  • D. Kính cận.

Câu 19: Trước khi đo thời gian của một hoạt động, cần phải ước lượng thời gian cần đo để làm gì?

  • A. Đọc kết quả đo chính xác. 
  • B. Đo thời gian chính xác.
  • C. Chọn dụng cụ đo thích hợp.
  • D. Đặt mắt đọc đúng cách.

Câu 20: Cho vào ngăn đông của tủ lạnh một cốc chứa nước và để yên trong 2 giờ thì cốc nước hóa đá. Quá trình chuyển thể này gọi là gì?

  • A. Quá trình nóng chảy 
  • B. Quá trình bay hơi.
  • C. Quá trình ngưng tụ. 
  • D. Quá trình đông đặc.

Câu 21: Hiện tượng một bể chứa nước bị cạn bớt đi sau một thời gian không sử dụng đến, là do hiện tượng nước bị:

  • A. Bay hơi.
  • B. Ngưng tụ. 
  • C. Đông đặc. 
  • D. Nóng chảy.

Câu 22: Tính chất nào sau đây là tính chất của vật liệu bằng cao su?

  • A. Dẫn điện.
  • B. Có tính đàn hồi. 
  • C. Dễ bị ăn mòn. 
  • D. Dẫn nhiệt.

Câu 23: Lipid có nhiều trong loại thực phẩm nào sau đây?

  • A. Khoai lang.
  • B. Thịt lợn.
  • C. Cà rốt.
  • D. Bắp cải

Câu 24: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lý?

  • A. Sắt (Iron) bị nam châm hút.
  • B. Đốt rác sinh ra khói bụi ô nhiễm.
  • C. Thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu.
  • D. Sắt thép để lâu ngày bị gỉ sét.

Câu 25: Thực phẩm nào sau đây giàu vitamin và khoáng chất?

  • A. Trái cây tươi
  • B. Bánh mì kẹp 
  • C. Soda 
  • D. Thịt hộp

Câu 26: Hiện nay, một trong những biện pháp để sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững là?  

  • A. Sử dụng các loại túi ni – lông khi đi mua sắm. 
  • B. Sử dụng các loại gạch nung để xây dựng các công trình.
  • C. Sử dụng các loại vật dụng được làm từ những vật liệu có thể tái sử dụng.
  • D. Sử dụng các loại hộp nhựa để đựng thức ăn.

Câu 27: Dung dịch là gì?

  • A. Hỗn hợp gồm dung môi và chất tan.
  • B. Hỗn hợp không đồng nhất gồm dung môi và chất tan.
  • C. Hợp chất gồm dung môi và chất tan.
  • D. Hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan.

Câu 28: Phát biểu nào đây là đúng?

  • A. Dung dịch là hợp chất đồng nhất của nước và chất tan.
  • B. Xăng là dung môi của muối.
  • C. Nước là dung môi của dầu ăn.
  • D. Cát không tan trong nước thì nước không phải là dung môi của cát.

Câu 29: Từ một tế bào ban đầu sau quá trình phân chia tế bào sẽ tạo thành 2 tế bào con. Vậy nếu có 8 tế bào đều phân chia thì sẽ có bao nhiêu tế bào con được tạo ra?

  • A. 10 
  • B. 12 
  • C. 14 
  • D. 16

Câu 30: Hình vẽ bên thể hiện quá trình nào của tế bào:

 

  • A. Quá trình phân chia của tế bào
  • B. Quá trình lớn lên của tế bào
  • C. Quá trình tự chết của tế bào
  • D. Quá trình quang hợp của tế bào.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ