[Cánh diều] Trắc nghiệm KHTN 6 chủ đề 3: Các thể của chất

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chủ đề 3: Các thể của chất sách Cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Không khí quanh ta có đặc điểm gì?

  • A. Không có hình dạng và thể tích xác định.
  • B. Có hình dạng và thể tích xác định.
  • C. Có hình dạng xác định, không có thể tích xác định.
  • D. Không có hình dạng xác định, có thể tích xác định.

Câu 2: Chất dễ bị nén là:

  • A. Chất rắn
  • B. Chất khí
  • C. Chất lỏng
  • D. Cả 3 phương án trên

Câu 3: Chất nào sau tồn tại ở thể khí ở nhiệt độ phòng?

  • A. Than chì
  • B. Nước
  • C. Sắt
  • D. Khí oxygen

Câu 4: Phát biểu nào sau đây nói đúng về đặc điểm của chất rắn?

  • A. Có khối lượng, hình dạng và thể tích không xác định.
  • B. Có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.
  • C. Không có khối lượng, hình dạng và thể tích không xác định.
  • D. Không có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.

Câu 5: Tính chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide?

  • A. Chất khí, không màu.
  • B. Không mùi, không vị.
  • C. Làm đục dung dịch nước vòi trong (dụng địch calcium hydroxide).
  • D. Tan rất ít trong nước

Câu 6: Đâu không phải là tính chất hóa học:

  • A. Khả năng phân hủy
  • B. Khả năng tác dụng được với chất khác
  • C. Tính dẫn nhiệt
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 7: Câu nào dưới đây không đúng khi nói về sự nóng chảy của các chất rắn?

  • A. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy ở một nhiệt độ xác định không đổi ứng với một áp suất bên ngoài xác định.
  • B. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh phụ thuộc áp suất bên ngoài.
  • C. Chất rắn vô định hình cũng nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.
  • D. Chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không đổi.

Câu 8: Chọn những câu đúng trong các câu sau đây:

  • A. Chất rắn kết tinh là chất rắn có cấu tạo từ một tinh thể
  • B. Chất rắn có nhiệt độ nóng chảy xác định , chất rắn đó thuộc chất rắn kết tinh.
  • C. Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định và có tính dị hướng
  • D. Chất rắn có cấu tạo từ những tinh thể rất nhỏ liên kết hổn độn thuộc cjhất rắn kết tinh

Câu 9: Tính chất nào sau đây không phải tính chất của sự sôi

  • A. Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng
  • B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi
  • C. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi
  • D. Khi sôi có sự bay hơi trên mặt thoáng chất lỏng

Câu 10: Dãy gồm các tính chất vật lí của chất?

  • A. Nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, thể tích, năng năng cháy, tính dẫn nhiệt.
  • B. Tính tan, tính dẻo, màu sắc, tính dẫn điện, nhiệt độ sôi.
  • C. Khả năng bị phân hủy, tính dẻo, mùi vị, nhiệt độ sôi, tính cứng.
  • D. Khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, tính dẫn điện, tính tan, thể tích.

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về những đặc điểm của chất rắn?

  • A. Có khối lượng, hình dạng xác định, không có thể tích xác định.
  • B. Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định.
  • C. Có khối lượng, hình dạng, thể tích xác định.
  • D. Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định.

Câu 12: Cho mẫu chất có đặc điểm sau: có khối lượng xác định, không có thể tích xác định và không có hình dạng xác định mà mang hình dạng của vật chứa nó. Mẫu chất đó đang ở thể nào?

  • A. Rắn.
  • B. Lỏng.
  • C. Khí.
  • D. Không xác định được.

Câu 13: Đặc điểm nào của chất lỏng mà ta có thể bơm được xăng vào các bình chứa có hình dạng khác nhau?

  • A. khối lượng xác định.
  • B. Có thể tích xác định.
  • C. Không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó.
  • D. Dễ chảy

Câu 14: Chất nào sau đây ở thể rắn?

  • A. Đường
  • B. Muối ăn
  • C. Đá vôi
  • D. Cả ba chất trên

Câu 15: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí của chất?

  • A. Nước vôi trong bị vẩn đục khi sục khí carbon dioxide.
  • B. Gỗ cháy thành than.
  • C. Hòa tan đường thành nước đường.
  • D. Dây xích xe đạp bị gỉ.

Câu 16: Chọn câu trả lời đúng. Trong sự nóng chảy và đông đặc của các chất rắn:

  • A. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định trong điều kiện áp suất xác định.
  • B. Nhiệt độ đông đặc của chất rắn kết tinh không phụ thuộc áp suất bên ngoài
  • C. Mỗi chất rắn nóng chảy ở một nhiệt độ xác định, không phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.
  • D. Mỗi chất rắn nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng sẽ đông đặc ở nhiệt độ đó.

Câu 17: Chất rắn vô đinh hình và chất rắn kết tinh:

  • A. Giống nhau ở điểm cả hai đều có hình dạng xác định
  • B. Giống nhau ở điểm là cả hai lọai chất rắn đều có nhiệt độ nóng chảy xác định
  • C. Chất rắn kết tinh đơn tinh thể có tính đẳng hướng như chất rắn vô định hình
  • D. Khác nhau ở chổ chất rắn kết tinh có cấu tạo từ những kết cấu rắn có dạng hình học xác định , còn chất rắn vô định hình thì không.

Câu 18: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

  • A. Hòa tan muối vào nước.
  • B. Gỗ cháy thành than.
  • C. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng
  • D. Đun nóng sôi nước.

Câu 19: Cho các vật thể: vi khuẩn, đôi giày, con cá, con mèo, máy bay. Những vật sống trong các vật thể đã cho là:

  • A. vi khuẩn, đôi giày, con cá.
  • B. vi khuẩn, con cá, con mèo.
  • C. con cá, con mèo, máy bay.
  • D. vi khuẩn, con cá, máy bay.

Câu 20: Dãy gồm các vật thể tự nhiên là:

  • A. Con chó, xe máy, con người
  • B. Bánh mì, nước ngọt có gas, cây cối
  • C. Con sư tử, đồi núi, cây cối
  • D. Cây cam, quả quýt, bánh ngọt

Câu 21: Nhiệt độ nóng chảy của thiếc và của helium lần lượt là:

  • A. Thiếc : 2320C; Helium: -2640C
  • B. Thiếc : 2420C; Helium: -2600C
  • C. Thiếc : 2320C; Helium: -2680C
  • D. Thiếc : 2350C; Helium: -2580C

Câu 22: Đun nóng nước muối trong một xoong nhỏ. Đậy vung. Khi nước sôi, nhanh chóng mở vung ra, em sẽ thấy nhiều giọt nước trên nắp vung. Hiện tượng đó được gọi là gì?

  • A. sự ngưng tụ
  • B. sự bay hơi
  • C. sự đông đặc
  • D. sự nóng chảy

Câu 23: Một bình thủy tinh dung tích 20 lít chứa 20 lít khí oxygen. Nếu ta thêm vào bình 2 lít khí oxygen nữa thì thể tích oxygen trong bình lúc này là bao nhiêu?

  • A. Nhiều hơn 20 lít
  • B. Ít hơn 20 lít
  • C. Giữ nguyên 20 lít
  • D. Một đáp án khác

Câu 24: Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước. Theo em, nước đã biến đâu mất?

  • A. Nước bốc hơi mất
  • B. Nước tràn ra ngoài
  • C. Chiếc đĩa đã hút nước
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 25: Điền vào chỗ chấm: “Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rồi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí …. để thu được đường trắng.

  • A. Cacbon dioxit
  • B. Sulfur dioxide
  • C. Sunfua
  • D. nitrogen

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ