[Cánh diều] Trắc nghiệm KHTN 6 chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống (Phần 3)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn khoa học tự nhiên chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống sách Cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Đơn vị phân loại nhỏ nhất của thế giới sống là gì?

  • A. Ngành.
  • B. Lớp.
  • C. Loài.
  • D. Giới.

Câu 2: Bộ côn trùng qua khóa phân loại lưỡng phân gồm mấy bộ?

  • A. 7
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 4

Câu 3: Hoạt động xảy ra ở giai đoạn lắp ráp của quá trình nhân lên của virus trong tế bào chủ là:

  • A. Tổng hợp axit nucleic cho virus
  • B. Tổng hợp protein cho virus
  • C. Lắp axit nucleic vào protein để tạo virus
  • D. Giải phóng bộ gen của virut vào tế bào chủ

Câu 4: Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?

  • A. Trùng roi          
  • B. Trùng giày
  • C. Trùng sốt rét             
  • D. Trùng kiết lị

Câu 5: Loại nấm nào dưới đây thường gây hại trên cây ngô ?

  • A. Nấm thông     
  • B. Nấm than 
  • C. Nấm von     
  • D. Nấm lim

Câu 6: Loài thực vật nào dưới đây thuộc ngành Dương xỉ?

  • A. Bèo tấm          
  • B. Kim giao         
  • C. Bèo vảy ốc                
  • D. Bao báp

Câu 7: Biện pháp nào dưới đây không có tác dụng bảo vệ cây xanh?

  • A. Khắc tên lên các thân cây ở các khu du lịch
  • B. Trồng rừng ngập mặn
  • C. Dựng giá đỡ cho các cây xanh mới trồng
  • D. Không ngắt hoa, bẻ cành các loài cây trong công viên

Câu 8: San hô là đại diện của ngành động vật không xương sống nào?

  • A. Chân khớp                 
  • B. Thân mềm
  • C. Ruột khoang         
  • D. Các ngành Giun

Câu 9: Sự đa dạng về loài phụ thuộc vào:

  • A. Nhiệt độ
  • B. Nguồn thức ăn
  • C. Sự sinh sản của loài
  • D. Môi trường sống

Câu 10: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?

  • A. Do các loại thiên tai xảy ra.
  • B. Do các hoạt động của con người.
  • C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.
  • D. Do các loại dịch bệnh bất thường.

Câu 11: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là:

  • A. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi
  • B. Trao đổi chất và năng lượng
  • C. Sinh trưởng và phát triển
  • D. Sinh sản

Câu 12: Ý nghĩa của việc dùng khóa lưỡng phân là gì?

  • A. Xác định được tên các sinh vật.
  • B. Các sinh vật được chia thành từng nhóm.
  • C. Xác định được môi trường sống của sinh vật.
  • D. Tìm ra đặc điểm tương đồng giữa các sinh vật.

Câu 13: Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus là?

  • A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch.
  • B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ.
  • C. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp.
  • D. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?

  • A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
  • B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.
  • C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.
  • D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Câu 15: Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?

  • A. Nấm men        
  • B. Nấm bụng dê
  • C. Nấm mốc                  
  • D. Nấm hương 

 Câu 16: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật là gì ?

  • A. Do hoạt động khai thác quá mức của con người
  • B. Do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt
  • C. Do tác động của bão từ
  • D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 17: Loại cây nào dưới đây không phải một trong bốn loại cây lương thực chính của Việt Nam?

  • A. Lúa nước                   
  • B. Khoai tây            
  • C. Ngô                    
  • D. Sắn

Câu 18: Ở nước ta, qua điều tra cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh giun đũa cao, nguyên nhân là do:

  • A. Môi trường bẩn
  • B. Ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • C. Không có thói quen tẩy giun hằng năm
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 19: Đà điểu không biết bay nhưng vẫn được xếp vào lớp chim vì

  • A. đẻ trứng
  • B. hô hấp bằng phổi
  • C. lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng hai chân
  • D. sống trên cạn

Câu 20: Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất thấp vì

  • A. điều kiện khí hậu khắc nghiệt
  • B. điều kiện khí hậu thuận lợi
  • C. động vật ngủ đông dài
  • D. sinh vật sinh sản ít nên số lượng cá thể ít

Câu 21: Tại sao bác sĩ đề nghị mọi người nên tiêm vaccine ngừa cúm mỗi năm?

  • A. Virus cúm có nhiều chủng thay đổi theo các năm
  • B. Virus nhân lên nhanh chóng theo thời gian
  • C. Vaccine được cơ thể hấp thụ sau một năm
  • D. Vaccine càng ngày càng mạnh hơn theo thời gian

Câu 22: Nhóm nào dưới đây gồm những thực vật quý hiếm ?

  • A. Sưa, xoan, bằng lăng, phi lao
  • B. Trắc, gụ, giáng hương, cẩm lai
  • C. Lim, sến, táu, bạch đàn
  • D. Đa, bồ đề, chò, điền thanh

Câu 23: Cá sấu được xếp vào lớp bò sát vì:

  • A. Bò trên mặt đất, có hàm rất dài
  • B. Vừa sống ở nước vừa ở cạn
  • C. Có bốn chân, di chuyển bằng cách bò
  • D. Da khô, có vảy sừng 

Câu 24: Tại sao tảo lục có khả năng quang hợp mà không được xếp vào giới thực vật?

  • A. Tảo lục có cấu tạo tế bào nhân sơ
  • B. Tảo lục sống tự dưỡng
  • C. Tảo lục có môi trường sống đa dạng
  • D. Tảo lục có cơ thể đơn bào

Câu 25: Tại sao nấm không phải là một loại thực vật:

  • A. không có dạng thân, lá
  • B. có dạng sợi
  • C. sinh sản chủ yếu bằng bào tử
  • D. không có diệp lục nên không quang hợp để tự tổng hợp chất hữu cơ

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ