Trắc nghiệm Vật lí 6 cánh diều học kì II

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 6 cánh diều học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Để nâng một vật nặng từ mặt đất, cần cẩu phải tác dụng vào vật một …

  • A. lực kéo
  • B. lực nâng
  • C. lực đẩy
  • D. lực kéo

Câu 2: Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?

  • A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
  • B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
  • C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.
  • D. Tất cả các trường hợp nêu trên.

Câu 3: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực .............. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

  • A. nằm gần nhau
  • B. không có sự tiếp xúc 
  • C. cách xa nhau 
  • D. tiếp xúc

Câu 4: Sau khoảng thời gian bao lâu thì ngày và đêm sẽ lặp lại?

  • A. Khoảng 6 giờ
  • B. Khoảng 12 giờ
  • C. Khoảng 24 giờ
  • D. Khoảng 36 giờ

Câu 5: Chọn đáp án chính xác nhất?

  • A. lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực
  • B. lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực
  • C. vật chỉ thay đổi trạng thái chuyển động khi chịu tác dụng của lực tiếp xúc
  • D. lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Câu 6: Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?

  • A. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả táo trên cây.
  • B. Lực của chân người tác dụng lên đĩa cân khi kiểm tra sức khỏe.
  • C. Lực hút giữa hai thanh nam châm khi đặt các cực khác tên gần nhau.
  • D. Lực hút giữa Mặt Trời và Trái Đất.

Câu 7: Mặt Trời là một:

  • A. vệ tinh
  • B. ngôi sao
  • C. hành tinh
  • D. sao băng

Câu 8: Đài thiên văn là công cụ dùng để ngắm vật nào sau đây?

  • A. Mặt Trời mọc
  • B. Mặt Trăng
  • C. Mây
  • D. Các thiên thể trên bầu trời

Câu 9: Chọn đáp án đúng:

  • A. hệ Mặt trời chỉ gồm 8 hành tinh quay xung quanh
  • B. Trái Đất ở gần Mặt trời nhất so với các hành tinh khác
  • C. Thủy tinh và Hỏa tinh có khối lượng nhỏ nhất trong 8 hành tinh của hệ mặt trời
  • D. Hành tinh càng xa Mặt Trời thì có kích thước càng lớn

Câu 10: Hệ Mặt Trời cách Ngân Hà khoảng:

  • A. 230 năm ánh sáng
  • B. 260000 năm ánh sáng
  • C. 26000 năm ánh sáng
  • D. 230000 năm ánh sáng

Câu 11: Cho các hiện tượng sau:

(1) Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã

(2) Ô tô đi trên đường đất mềm có bùn dễ bị sa lầy

(3) Giày đi mãi đế bị mòn gót

(4) Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị (đàn cò)

Số hiện tượng mà ma sát có lợi là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 12: Lực ma sát là lực:

  • A. lực không tiếp xúc
  • B. lực tiếp xúc
  • C. lực đẩy
  • D. lực hút

Câu 13: Lực ma sát nghỉ là:

  • A. lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác
  • B. lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy
  • C. lực xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của vật khác
  • D. cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 14: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Khi năng lượng…. thì lực tác dụng có thể….”

  • A. càng nhiều, càng yếu
  • B. càng ít, càng mạnh
  • C. càng nhiều, càng mạnh
  • D. tăng, giảm

Câu 15: Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tê có năng lượng ở dạng nào?  Chọn đáp án chính xác nhất

  • A. thế năng
  • B. động năng
  • C. cơ năng
  • D. nhiệt năng

Câu 16: Động năng của vật là

  • A. năng lượng do vật có độ cao
  • B. năng lượng do vật bị biến dạng
  • C. năng lượng do vật có nhiệt độ
  • D. năng lượng do vật chuyển động

Câu 17: Chọn đáp án đúng:

  • A. Mặt trăng là một ngôi sao như các ngôi sao khác
  • B. Mặt trăng phát ra ánh sáng
  • C. Mặt trăng luôn ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất
  • D. Hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy thay đổi trong các ngày của tháng vì ta nhìn nó ở các góc nhìn khác nhau.

Câu 18: Ban đêm nhìn thấy mặt trăng vì:

  • A. Mặt trăng phát ra ánh sáng
  • B. mặt trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời
  • C. mặt trăng là một ngôi sao
  • D. mặt trăng là vệ tinh của trái đất

Câu 19: Nhận định nào dưới đây không đúng?

  • A. Mặt Trăng không phát sáng như Mặt Trời.
  • B. Mặt Trời có kích thước nhỏ hơn kích thước của Mặt Trăng rất nhiều.
  • C. Trên Trái Đất ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của Mặt Trăng.
  • D. Tuần trăng gần bằng 29 ngày

Câu 20: Vì sao chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời?

  • A. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
  • B. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Mặt Trời và tự quay xung quanh nó.
  • C. Mặt Trời và Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.
  • D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó.

Câu 21: Đặt một chiếc thìa inox vào cốc nước nóng, em sẽ thấy chiếc thìa cũng nóng lên. Dạng năng lượng nào đã được truyền từ nước nóng trong cốc cho thìa inox?

  • A. Năng lượng nhiệt.
  • B. Năng lượng hóa học.
  • C. Năng lượng âm thanh.
  • D. Năng lượng ánh sáng.

Câu 22: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng?

  • A. Cơ năng
  • B. Điện năng
  • C. Hóa năng
  • D. Quang năng

Câu 23: Ở nhà máy nhiệt điện thì

  • A. động năng chuyển hóa thành điện năng
  • B. nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng
  • C. hóa năng chuyển hóa thành điện năng
  • D. quang năng chuyển hóa thành điện năng

Câu 24: Trong những dạng năng lượng sau đây, dạng nào không phải là dạng năng lượng tái tạo?

  • A. Năng lượng địa nhiệt
  • B. Năng lượng từ than đá
  • C. Năng lượng sinh khối
  • D. Năng lượng từ gió

Câu 25: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

“Xăng, dầu và các chất đốt được gọi là (1) … Chúng giải phóng (2) … tạo ra nhiệt và (3) … khi bị đốt cháy”.

  • A. (1) nhiên liệu – (2) năng lượng - (3) ánh sáng
  • B. (1) vật liệu – (2) năng lượng - (3) ánh sáng
  • C. (1) nhiên liệu – (2) ánh sáng - (3) năng lượng 
  • D. (1) vật liệu – (2) ánh sáng - (3) năng lượng 

Câu 26: Nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất trong số những nguồn sau là:

  • A. năng lượng gió
  • B. năng lượng địa nhiệt
  • C. năng lượng từ khí tự nhiên
  • D. năng lượng thủy triều

Câu 27: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh khối được gọi là năng lượng tái tạo. Câu nào sau đây không đúng?

  • A. chúng an toàn nhưng khó khai thác
  • B. chúng hầu như không giải phóng các chất gây ô nhiễm không khí
  • C. chúng có thể được thiên nhiên tái tạo trong khoảng thời gian ngắn hoặc được bổ sung liên tục qua các quá trình thiên nhiên
  • D. chúng có thể biến đổi thành điện năng hoặc nhiệt năng.

Câu 28: Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng biến đổi chủ yếu thành dạng năng lượng nào?

  • A. năng lượng ánh sáng
  • B. nhiệt năng
  • C. động năng
  • D. hóa năng

Câu 29: Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?

  • A. làm cho vật nóng lên
  • B. truyền được âm
  • C. phản chiếu được ánh sáng
  • D. làm cho vật chuyển động

Câu 30: Trong hình dưới, hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?

Trong hình dưới, hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?

  • A. đẩy nhau, lực tiếp xúc.
  • B. hút nhau, lực tiếp xúc.
  • C. đẩy nhau, lực không tiếp xúc.
  • D. hút nhau, lực không tiếp xúc.

Câu 31: Một túi đường có khối lượng 2kg thì có trọng lượng gần bằng:

  • A. P = 2N
  • B. P = 20N
  • C. P = 200N
  • D. P = 2000N

Câu 32: Trái Đất hút quả táo thì quả táo có hút Trái Đất không? Nếu có thì lực này gọi là gì?

  • A. có, lực đẩy
  • B. không, lực đẩy
  • C. có, lực hấp dẫn
  • D. không, lực hấp dẫn

Câu 33: Công thức biểu diễn mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của vật là:

  • A. P = 5m
  • B. P = 10m
  • C. P = 10,5m
  • D. P = 5,5m

Câu 34: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Mọi vật có khối lượng đều… bằng một lực. Lực này gọi là….”

  • A. đẩy nhau, lực hấp dẫn
  • B. hút nhau, lực hấp dẫn
  • C. đẩy nhau, lực đẩy
  • D. hút nhau, lực hút

Câu 35: Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây?

  • A. không làm quả bóng chuyển động.
  • B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng.
  • C. chỉ làm biến dạng mà không làm biến đổi chuyển động quả bóng.
  • D. không làm biến dạng quả bóng.

Câu 36:  Ví dụ nào dưới đây làm thay đổi hướng chuyển động:

  • A. Người thợ đẩy thùng hàng đến kho chứa
  • B. Quả bóng tennis bay tới, cầu thủ dùng vợt đánh vào quả bóng
  • C. Một người dùng tay bóp con thú nhựa
  • D. Kéo gàu nước từ dưới giếng lên

Câu 37: Vào một ngày có nắng, so sánh độ dài bóng của một cái que thẳng (cắm thẳng đứng trên mặt đất) in trên mặt đất vào lúc 8 giờ, 9 giờ và 10 giờ ta thấy:

  • A. Lúc 8 giờ > 9 giờ > 10 giờ
  • B. lúc 8 giờ < 9 giờ < 10 giờ
  • C. tại 3 thời điểm bằng nhau
  • D. lúc 9 giờ là dài nhất

Câu 38: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt?

  • A. một vật nằm yên trên mặt phẳng nghiêng
  • B. trục ổ bi ở quạt trần đang quay
  • C. quyển sách nằm yên trên bề mặt bàn nằm ngang
  • D. khi viết phấn lên bảng

Câu 39: Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm, nguyên nhân là do:

  • A. Trái Đất tự quay quanh trục
  • B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời
  • C. Trục Trái Đất nghiêng
  • D. Trái Đất có dạng hình khối cầu

Câu 40: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Tây sang hướng Đông.
  • B. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Đông sang hướng Tây.
  • C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Tây sang hướng Đông.
  • D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Đông sang hướng Tây.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm KHTN 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ