Câu 1: Để đo độ dài của một vật, ta nên dùng?
- A. sợi dây.
- B. gang bàn tay.
-
C. thước đo.
- D. bàn chân.
Câu 2: Đơn vị dùng để đo chiều dài của một vật là
- A. m2
- B. l.
- C. kg
-
D. m
Câu 3: Sắp xếp thứ tự các bước dưới đây một cách phù hợp nhất để đo được độ dài của một vật?
(1) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo phù hợp.
(2) Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo vật, sao cho một đầu của vật thẳng với vạch số 0 của thước.
(3) Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.
(4) Đọc và ghi kết quả với vạch chia gần nhất với đầu còn lại của vật.
- A. (2), (1), (4), (3)
- B. (2), (1), (3), (4)
-
C. (1), (2), (3), (4)
- D. (1), (2), (4), (3)
Câu 4: Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là
-
A. cân đồng hồ.
- B. cân Roberval.
- C. cân tạ.
- D. cân tiểu li.
Câu 5: Điền vào dấu...1,25m = ... dm?
- A. 1,25m = 1,25 dm
- B. 1,25m = 125 dm
-
C. 1,25m = 12,5 dm
- D. 1,25m = 1250 dm
Câu 6: Đâu không phải là đơn vị đo chiều dài ?
- A. Gam
-
B. Kilômét
- C. Kilogam
- D. Giây
Câu 7: Sắp xếp thứ tự các bước dưới đây một cách phù hợp nhất để đo được thời gian bằng đồng hồ bấm giây điện tử?
(1) Nhấn nút SPLIT/RESET để điều chỉnh về số 0.
(2) Chọn chức năng đo phù hợp bằng nút bấm MODE.
(3) Sử dụng nút START/STOP để bắt đầu đo.
(4) Nhấn nút START/STOP để kết thúc đo.
- A. (1), (2), (3), (4)
- B. (1), (2), (4), (3)
-
C. (2), (1), (3), (4)
- D. (2), (1), (4), (3)
Câu 8: Người ta dùng thước dây trong trường hợp nào?
- A. Thợ mộc dùng để đo chiều dài các sản phẩm bàn, cửa, tủ
- B. Dùng trong xây dựng nhà cửa, công trình
- C. Dùng để đo 1 cuốn sách
-
D. Thợ may dùng để đo kích thước cơ thể người
Câu 9: Giới hạn đo của thước là gì?
-
A. độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
- C. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
- D. độ dài giữa hai vạch chia bất kỳ ghi trên thước.
Câu 10: Đáp án nào sau đây sai khi đổi khối lượng?
- A. 1 lạng = 100gam
- B. 1 cân = 1kg
-
C. 1 gam = 1000kg
- D. 1 kg = 1000gam
Câu 11: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
- A. Đơn vị đo chiều dài là kilômét (km), mét (m), centimét (cm),… .
- B. Giới hạn đo của một dụng cụ là số chỉ lớn nhất ghi trên dụng cụ đo.
- C. Để đo khối lượng của vật ta có thể sử dụng cân đồng hồ, cân điện tử,… .
-
D. Cả 3 phương án trên
Câu 12: Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là
-
A. giây.
- B. ngày.
- C. tuần.
- D. giờ.
Câu 13: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo chiều dài?
- A. Inch (in)
- B. Mét (m)
- C. Dặm (mile)
-
D. Cả 3 phương án trên
Câu 14: Cho các bước đo độ dài gồm:
(1) Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.
(2) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
(3) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là
- A. (3), (2), (1).
-
B. (2), (1), (3).
- C. (1), (2), (3).
- D. (2), (3), (1).
Câu 15: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo khối lượng?
- A. Giây
- B. Tuần
-
C. Tấn
- D. Ngày
Câu 16: Sắp xếp thứ tự các bước dưới đây một cách phù hợp nhất để đo được khối lượng của một vật bằng cân đồng hồ?
(1) Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân đo phù hợp.
(2) Đọc và ghi kết quả số chỉ của kim theo vạch chia gần nhất.
(3) Đặt vật lên đĩa cân, mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt số
(4) Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.
- A. (2), (1), (3), (4)
- B. (1), (2), (3), (4)
- C. (2), (1), (4), (3)
-
D. (1), (4), (3), (2),
Câu 17: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo thời gian?
-
A. Giây (s)
- B. Yến
- C. Tạ
- D. Mililít (ml)
Câu 18: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai?
-
A. Để đo chính xác độ dài của vật ta cần để một đầu của vật trùng với vạch số 0 của thước.
- B. Để cân chính xác khối lượng của vật ta cần để cân ở nơi bằng phẳng.
- C. Để đọc chính xác độ dài của vật ta cần đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu còn lại của vật.
- D. Để đo chính xác thành tích của vận động viên khi tham gia giải đấu ta cần bấm nút stop ngay khi vận động viên chạm vạch đích.