Câu 1: Văn bản tập trung miêu tả vẻ đẹp dọc theo hai bên dòng sông nào?
- A. Sông Sài Gòn
- B. Sông Hương
-
C. Sông Thu Bồn
- D. Sông Đồng Nai
Câu 2: Hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác được tác giả miêu tả như thế nào?
- A. Nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
-
B. Thân hình như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.
- C. Thân hình gầy gò giống như một người lâu ngày không được tẩm bổ, nhưng trái lại có một sức khỏe phi thường.
- D. Tính khí hung hăng, khiến mọi người ai ai cũng phải khiếp sợ.
Câu 3: Trình tự miêu tả cảnh dòng sông là
-
A. Dòng sông ở đồng bằng, đoạn sông có nhiều thác ghềnh, đoạn sông bằng phẳng
- B. Đoạn sông có nhiều thác ghềnh, đoạn sông ở đồng bằng
- C. Đoạn sông có nhiều thác ghềnh, đoạn sông ở đồng bằng, đoạn sông bằng phẳng
- D. Đoạn sông ở đồng bằng, đoạn có nhiều thác ghềnh
Câu 4: Hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác được tác giả ví với điều gì?
-
A. Một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
- B. Những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước,
- C. Những nhân vật trong truyện cổ tích.
- D. Một chiến binh quả cảm.
Câu 5: Những chi tiết tác giả khắc họa trong đoạn trích cho thấy vượt thác là công việc như thế nào?
- A. Vô cùng đơn giản và tầm thường như những công việc khác.
-
B. Vô cùng khó khăn, nguy hiểm, không phải bất cứ ai cũng làm được.
- C. Rất hấp dẫn và lôi cuốn mọi người.
- D. Công việc khó khăn mà từ trước đến giờ chưa ai từng làm.
Câu 6: Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả là:
- A. Tả tâm trạng.
- B. Tả thiên nhiên phong phú.
- C. Tả hoạt động của con thuyền.
-
D. Tả cảnh phối họp tả người tự nhiên sinh động bằng từ ngữ gợi cảm, phép tu từ so sánh, nhân hóa.
Câu 7: Chi tiết không miêu tả ngoại hình của Dượng Hương Thư khi vượt thác?
- A. Như một pho tượng đồng đúc
- B. Các bắp thịt cuồn cuộn
-
C. Thở không ra hơi
- D. Hai hàm răng cắn chặt
Câu 8: Tác giả đã lấy vị trí nào làm điểm nhìn để miêu tả cảnh vượt thác?
- A. Từ trên núi cao nhìn xuống.
- B. Từ đầu dòng sông nhìn về hướng con thuyền vượt thác,
- C. Từ hai bờ sông nhìn ra con thuyền.
-
D. Từ trên con thuyền dõi theo hành trình vượt thác.
Câu 9: Đoạn trích trên làm nổi bật điều gì?
- A. Sự hùng vĩ của những dòng thác trên sông Thu Bồn.
-
B. Vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
- C. Sức khỏe phi thường và tài năng vượt thác tuyệt vời của dượng Hương Thư.
- D. Những vất vả của người dân đất Quảng và lòng yêu nước nồng nàn của họ.
Câu 10: Trong đoạn trích, khung cảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào khi thuyền sắp vượt thác?
-
A. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. Núi cao đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.
- B. Chung quanh là một vùng trời cao rộng, trước mặt là dòng sông bao la không một chút sóng.
- C. Hai bên bờ sông, nhà cửa mọc san sát, thuyền bè ra vào buôn bán tấp nập.
- D. Thỉnh thoảng có những thuyền chất đầy cau tươi, đầy mây, dầu rái, những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm.
Câu 11: Nội dung đầy đủ của văn bản Vượt thác là:
- A. Sức mạnh của con thuyền.
- B. Sức mạnh của con thuyền.
-
C. Vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người trước thiên nhiên
- D. Cảnh thiên nhiên hùng vĩ.