A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Tóm tắt tác phẩm:
Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên Vương sẽ được truyền ngôi.
Các Lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những Lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy tế Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, nước ta có tục làm bánh chưng bánh giầy.
Bài tập & Lời giải
Câu 1 (Trang 12 – SGK) Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
Xem lời giải
Câu 2 (Trang 12 – SGK) Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
Xem lời giải
Câu 3 (Trang 12 – SGK) Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương và Lang Liêu được truyền ngôi vua?
Xem lời giải
Câu 4 (Trang 12 – SGK) Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.
Xem lời giải
Câu 1 (Phần Luyện tập -Trang 12) Trao đổi ý kiến: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.
Xem lời giải
Câu 2 (Phần Luyện tập -Trang 12) Đọc truyện này em thích nhất chi tiết nào? Tại sao?
Xem lời giải
Câu 2: Tả cảnh gia đình em chuẩn bị đón Tết bằng một bài văn ngắn
Xem lời giải
Câu 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong bài Bánh chưng bánh giầy