A. Hoạt động khởi động.
Đọc 2 đoạn văn về quần đảo Cô Tô sau đây:
a. Hãy cho biết sự khác nhau về cách viết trong hai đoạn văn trên.
b. Đoạn văn của Nguyễn Tuân cho thấy tình cảm của tác giả đối với Cô Tô như thế nào?
Xem lời giải
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Đọc văn bản sau:
2. Tìm hiểu văn bản
a. Văn bản Cô Tô được chia làm ba đoạn. Đọc lướt văn bản, nối nội dung tương ứng giữa cột A và cột B để điều chỉnh ý chính mỗi đoạn:
A | B |
Đoạn 1: từ đầu đến “ theo mùa sóng ở đây” | Cảnh sinh hoạt và lao động của những người dân chài trên đảo vào buổi sáng sớm quanh chiếc giếng nước ngọt ở rìa đảo |
Đoạn 2: từ “Mặt trời rọi” đến là nhịp cánh” | Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi trận bão đi qua |
Đoạn 3: từ khi mặt trời đã lên đến hết | Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô |
Xem lời giải
b. Đọc kĩ văn bản Cô Tô hoàn thành Phiếu học tập sau:
Đoạn 1 | Các từ ngữ chỉ hình ảnh: |
Các từ ngữ chỉ màu sắc và ánh sáng: | |
Đoạn 2 | Các từ ngữ chỉ hình ảnh: |
Các từ ngữ chỉ hình dáng và màu sắc: | |
Các phép tu từ được sử dụng | |
Đoạn 3 | Các chi tiết |
Các hình ảnh | |
Các phép tu từ được sử dụng |
Xem lời giải
c. Nhận xét về ngôn ngữ miêu tả của Nguyễn Tuân trong văn bản ở các khía cạnh sau:
(1) Nhà văn thường sử dụng các loại nào? Tác dụng của việc sử dụng các từ loại đó là gì?
(2) Phép tu từ nào được tác giả sử dụng nhiều nhất để làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh? Ghi lại một số câu văn có sử dụng phép tu từ ấy và nêu tác dụng của nó.
(3) Thử rút ra đặc điểm câu văn của Nguyễn Tuân.
Xem lời giải
d. Nhận xét về cảnh được miêu tả trong từng đoạn của văn bản. ( Ở mỗi đoạn, cần chỉ rõ: nhà văn đứng ở vụ trí nào để tả cảnh? Cảnh có đặc điểm gì? Cảnh được miêu atr theo trình tự như thế nào?)
Xem lời giải
e. Hoàn thành sơ đồ sau để tìm hiểu cảm xúc của tác giả
Xem lời giải
g. Cô Tô của tác giả là một bài kí hiện đại. Từ việc trả lời các câu hỏi ở mục b),c),d),e) hãy cho biết đặc điểm của thể kí bằng việc chọn các phương án trả lời đúng:
A. Ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt tai nghe, thường trong các chuyến đi
B. Sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, hoang đường để làm tăng sức dẫn của tác phẩm.
C. Biểu hiện khá trực tiếp cảm xúc, suy nghĩ của tác giả.
D. Kết hợp linh hoat các phương thức miêu tả, tự sự, biểu cảm.
E. Khuyên nhủ, răn dậy con người về một bài học nào đó trong cuộc sống.
Xem lời giải
h. Văn bản Cô Tô của Nguyễn Tuân mang đến cho em những hiểu biết và cảm xúc gì?
Xem lời giải
3. Tìm hiểu về các thành phần chính của câu.
a. Nhắc lại tên các thành phần của câu mà em đã đọc ở cấp Tiểu học.
Xem lời giải
b. Tìm các thành phần câu nói trên trong câu sau:
Sau trận bão, hôm nay hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng.
Xem lời giải
c. Thử lần lượt từng phần câu trong câu trên rồi rút ra nhận xét:
(1) Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được môt ý trọn vẹn (nghĩa là có thể hiểu đầy đủ mà không cần gắn với hoàn cảnh nói năng)?
(2) Những thành phần nào không bắt buộc phải có măt trong câu? Vì sao?
Xem lời giải
d) Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì?, Làm sao?, Như thế nào?, hoặc Là gì? Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ , tính từ, hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ. Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
Phân tích cấu tạo của vị ngữ trong các câu sau bằng cách trả lời các câu hỏi: Vị ngữ là từ hay cụm từ? Vị ngữ thuộc từ loại hay cụm từ loại nào? Mỗi câu có mấy vị ngữ? Vị ngữ trong câu trả lời cho câu hỏi nào?
(1) Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mội khi, xem hoàng hôn xuống.
(Tô Hoài)
(2) Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
(Đoàn Giỏi)
(3) Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.
(Nguyễn Tuân)
Xem lời giải
e) Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái,… được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai? Con gì? Hoặc Cái gì?. Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từm tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng cí thể làm chủ ngữ.
Dựa vào những gợi ý trên hãy cho biết: Trong ba câu văn nêu ở mục d), chủ ngữ của mỗi câu trả lời cho câu hỏi nào? Chủ ngữ có thể được cấu tạo nằng từ loại nào?
Xem lời giải
C. Hoạt động luyện tập.
1. Xác định và phân tích cấu tạo của chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:
Chổ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia,bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào.Sau trận bão,hôm nay hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho mười tám thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng.Anh hùng Châu Hòa Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền.Anh quẩy nước bên bờ giếng , tôi né ra một bên.
( Nguyễn Tuân, Cô Tô)
Xem lời giải
2. a) Dựa vào văn bản Cô Tô, tự đặt ba câu băn theo yêu cầu sau:
- Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì? Để kể lại một hoặc một số việc nhân vật “tôi” đã làm.
- Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Như thế nào? Để tả mặt trời.
- Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Là gì? Để giới thiệu nhân vật Châu Hòa Mãn.
b) Gạch dưới chủ ngữ trong nhưng câu em vừa đặt. Cho biết chủ ngữ ấy trả lời cho những câu hỏi nào. Phân tích cấu tạp của các chủ ngữ ấy.
Xem lời giải
3. Trong bài Cô Tô, Nguyễn Tuân có đoạn viết về anh hùng Châu Hòa Mãn như sau:
" Anh hùng Châu Hòa Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền……..Vo gạo bằng nước bể thôi.”
Dựa vào nội dung trên, viết đoạn văn (khoảng 12-15 dòng) tả anh hùng Châu Hòa Mãn bằng lời văn của em. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phép so sánh. Chia sẻ bài viết của em với các bạn.
Xem lời giải
4. Cho đề văn sau:
a. Tả một người thân yêu và gần gũi nhất với em.
b. Tả lại hình ảnh bố hoặc mẹ em trong các tính huống sau:
- Lúc em ốm.
- Khi em mắc lỗi
- Khi em làm được một việc tốt.
c. Tả lại hình ảnh thầy, cô giáo đang giảng bài.
Chọn một trong các đề văn trên, lập dàn ý và viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
Xem lời giải
D. Hoạt động vận dụng.
1. Xem bản đồ nước ta và trao đổi với người thân về chủ đề biển đảo Tổ Quốc:
- Hãy cho biết Biển đảo có vai trò gì đối với kinh tế và giao thông biển, an ninh quốc phòng?
- Là học sinh, em có thể làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc?
Xem lời giải
2. Giả sử trong kì nghỉ hè, gia đình em và một số gia đình khác cùng tổ chức một chuyến du lịch biển. Hãy lên kế hoạch cho chuyến đi theo gợi ý sau:
- Vùng biển mà gia đình em và một số gia đình khác định đến thuộc địa phương nào? Vùng biển ấy có những đặc điểm gì nổi bật?
- Mọi người đến vùng biển đó bằng phương tiện gì?
- Mọi người đến vùng biển đó trong bao lâu? Nơi ở trong thời gian nghỉ tại vùng biển đó.
- Lịch trình của những ngày du lịch ở vùng biển đó như thế nào? Em dự định làm gì sau khi kết thúc chuyến đi ấy?
Xem lời giải
3. Đọc văn bản Cô Tô ( Nguyễn Tuân), em có cảm xúc và suy nghĩ gì về biển đảo Việt Nam
Xem lời giải
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Sưu tầm một số bài/đoạn văn tả người, trong đó có sử dụng phép so sánh, nhân hóa để tham khảo.
Xem lời giải
2. Tìm thêm các tư liệu từ sách báo, mạng In-ter-net,… nói về quần đảo Cô Tô để hiểu thêm về vùng biển này.