A. Hoạt động khởi động.
1. Kể tên ba bài thơ, ba bài viết về Bác Hồ.
2. Tình cảm của các nghệ sĩ ( nhà thơ, nhạc sĩ) đối với Bác Hồ trong các bài thơ, bài hát mà em vừa nêu như thế nào?
Trả lời:
1. Ba bài thơ, bài viết về Bác: Viếng Lăng Bác, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi đồng, Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ, Đêm nay Bác không ngủ, Bác ơi, Hồ Chí Minh với thiếu nhi
2. Tình cảm của các nhà nghệ sĩ trong những tác phẩm trên đều là sự kinh yêu vô hạn đối với vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Đọc văn bản sau:
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Trong đoạn thơ ai là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường ra mặt trận?
b. Qua cách nhìn và cảm nhận của nhân vật, hình ảnh Bác Hồ được hiện lên như thế nào?
c. Trong đoạn thơ tác giả đã kể lại mấy lần anh đội viên thức giấc và thấy Bác không ngủ? Tâm trạng và cảm nghĩ của anh trong mỗi lần có giống và khác nhau? Em có nhận xét gì về tình cảm anh đội viên đối với Bác?
d. Em cảm nhận được gì về tình cảm của Bác Hồ đối với quân và dân ta?
e. Hình tượng Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn và cảm nghĩ của một anh chiến sĩ đang được cùng Bác trên đường ra chiến dịch. Cách miêu tả này có hiệu quả như thế nào trong việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đói với lãnh tụ.
g. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cách gieo vần giữa các khổ thơ có giá trị gì đặc biệt? Thể thơ ấy có thích hợp với cách kể chuyện của bài thơ hay không? Vì sao?
h. Cùng với phương thức kể và biểu cảm, miêu tả cũng là một yếu tố nghệ thuật được nhà thơ kết hợp sử dụng trong bài thơ này. Hãy tìm những câu thơ có sử dụng phương thức miêu tả. Qua đó em có nhận xét gì về cách miêu tả Bác, nhất là khắc họa bức tranh chân dung tinh thần của Người?
i. Nêu tóm tắt nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ theo gợi ý sau:
- Tình yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân.
- Thể thơ năm chữ có nhiêu vần liền thcihs hợp với lối kể chuyện bằng thơ.
- Sự kết hợp giữa miêu tả, kể và biểu cảm khiến hình tượng thơ trở nên nổi bật
Xem lời giải
3. Tìm hiểu về phép ẩn dụ.
a. Trong khổ thơ dưới đây, cụm từ Người Cha được dùng để chỉ ai? Vì sao có thể nói được như vậy? ( Gợi ý: tìm sự tương đồng giữa ý nghĩa của cụm từ Người cha và người được miêu tả trong khổ thơ)
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
( Minh Huệ)
Xem lời giải
b. Trong cá cách diễn đạt sau, em thích cách diễn đạt nào nhất? Vì sao?
Cách 1:
Bác Hồ mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Cách 2:
Bác Hồ như Người Cha
Đốt lửa cho anh nằm
Cách 3:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho em nằm.
Xem lời giải
c. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau để hoàn thành định nghĩa về ẩn dụ và tác dụng của nó.
Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét.... với nó nhằm tăng sức gợi ....., gợi..... cho sự diễn đạt
Xem lời giải
C. Hoạt động luyện tập.
1. Thực hành phân tích văn bản.
a. Vì sao trong bài thơ Đêm nay bác không ngủ, tác giả không kể lần thức dậy thứ 2 của anh đội viên?
b. Tìm các từ láy trong bài thơ và phân tích tác dụng biểu đạt của một số láy mà em cho là đặc sắc.
Xem lời giải
2. Thực hành về phép ẩn dụ
a. Xác định các phép ẩn dụ cho mỗi trường hợp sau:
(1)
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(2) Buổi sáng mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt
b. Tìm và chỉ ra các tác dụng của phép ẩn dụ trong các trường hợp sau:
(1)
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai.
(2)
Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẽ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố
Xem lời giải
3. Thực hành về văn miêu tả ( luyện nói)
a. Tưởng tượng mình là "anh đội viên" trong bài Đêm nay Bác không ngủ, tả lại bằng lời nói hình ảnh Bác Hồ trong một đêm Người thức trắng vì thương dân công, bộ đội.
Xem lời giải
b. Từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên, hãy chọn một trong các nhân vật sau rồi tả lại bằng lời nói:
- Dế Mèn
- Dế Choắt
Xem lời giải
D. Hoạt động vận dụng
Viết một đoạn văn khoảng 10 câu miêu tả người thân mà em yêu quý. Trong khi tả sử dụng phép ẩn dụ