A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Truyện ngụ ngôn: là thể loại văn xuôi nó có ý nghĩa giáo dục sâu sắc tạo cho con người nền tảng và những bài học kinh nghiệm đáng quý trong cuộc sống này, cần có những câu chuyện như vậy để làm thức tỉnh những sai lệch của con người.
- Tóm tắt: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc lão Miệng tha hồ ngạc nhiên, sửng sốt, sau khi thông báo cho lão Miêng biết, cả bọn kéo nhau ra về.
Một ngày, hai ngày, ba ngày... cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời. Không ai làm nổi việc gì nữa. Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi. Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên, bèn nói rõ phải trái, rủ cả bọn đến xin lỗi lão Miệng và lại cho lão ăn như xưa. Ăn xong ai nấy đều khoẻ trở lại. Chúng hiểu rằng lão Miệng tuy thế nhưng cũng có công việc của lão, một công việc rất quan trọng, liên quan đến tính mạng của cả bọn.
Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa.
- Ý nghĩa: Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
Bài tập & Lời giải
Câu 1: (Trang 116 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, so bì với lão Miệng?
Xem lời giải
Câu 2: (Trang 116 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Truyện mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví dụ cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng… mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ răn dạy con người điều gì?
Xem lời giải
LUYỆN TẬP
Câu 1: (Trang 116 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Nhắc lại định nghĩa “Truyện ngụ ngôn” và tên gọi những truyện ngụ ngôn đã học.
Xem lời giải
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Qua truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng em rút ra bài học gì? Hãy viết một đoạn văn ngắn.
Xem lời giải
Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng