Soạn văn 6 VNEN bài 1: Thánh Gióng

Giải bài 1: Thánh Gióng- Sách VNEN ngữ văn lớp 6 trang 3. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học.

 

A. Hoạt động khởi động.

Quan sát hình ảnh về Thánh Gióng dưới đây:

Hãy miêu tả hành động của Thánh Gióng trong bức tranh bên. Trao đổi với bạn bè về chi tiết gây ấn tượng nhất với bản thân khi đọc hoặc nghe kể truyền thuyết Thánh Gióng.

Xem lời giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Đọc văn bản sau: THÁNH GIÓNG.

2 Đọc và tìm hiểu văn bản.

a. Đọc và đánh số thứ tự vào từng ô trước các chi tiết dưới đây theo đúng trình tự xuất hiện trong truyện Thánh Gióng:

  • Vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sống phúc đức nhưng lại muộn con.
  • Đứa bé cất tiếng nói đầu tiên, đòi đi đánh giặc.
  • Đứa trẻ lên ba vẫn không biết nói, biết cười cũng không biết đi, đặt đâu nằm đấy.
  • Giặc Ân xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh.
  • Đứa bé lớn nhanh như thổi. Bà con làng cóm góp gạo nuôi bé, mong chú giết giặc cứu nước.
  • Một hôm, bà lão ra đồng thấy một vết chân to, ướm thử, về nhà và thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra một đứa bé rất khôi ngô,
  • Đứa bé đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc.
  • Đánh giặc xong, tráng sĩ cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
  • Đứa bé vươn vai một cái bống biến thành tráng sĩ, phi ngựa đến nơi đánh giặc, giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác.

Xem lời giải

b. Truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Theo em, ai là nhân vật chính của câu truyện? Trong truyện, nhân vật chính được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. Hãy tìm và liệt kê những chi tiết đó.

Xem lời giải

c. Đọc kĩ đoạn trích thứ hai của truyện (từ"Bấy giờ" đến" chú bé dặn" ) và cho biết: Trong câu nói đầu tiên, Gióng nói về điều gì? Câu nói ấy gợi cho em suy nghĩ gì về Thánh Gióng? Những hình ảnh ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cho em biết gì về vũ khí đánh giặc của nhân dân ta lúc bấy giờ?

Xem lời giải

d. Đọc kĩ đoạn văn thứ ba trong văn bản( từ " Càng lạ hơn nữa" đến "cứu nước") và nêu cảm nhận của em về chi tiết: Bà con, làng xóm vui long góp gạo nuôi câu bé.

Xem lời giải

e. Đọc kĩ các đoạn văn còn lại và cùng nhau nêu suy nghĩa về ý nghĩa của các chi tiết sau:

  • Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
  • Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
  • Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.

Xem lời giải

g. Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Hãy cho biết: Truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?

Xem lời giải

h. Đọc truyện, em thấy hành động nào của Thánh Gióng là đẹp nhất? Qua câu chuyện về Thánh  Gióng , nhân dân ta muốn gửi gắm những suy nghĩ và ước mơ gì?

Xem lời giải

3. Tìm hiểu về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

a. Trao đổi để trả lời câu hỏi:

(1) Khi muốn biểu đạt suy nghĩ, nguyện vọng, tình cảm của mình với ai đó hoặc với mọi người (ví dụ: muốn khuyên nhủ người khác một điều gì? Muốn tham gia một hoạt động do nhà trường tổ chức, muốn kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường em phải làm gì?

(2) Khi muốn biểu đạt suy nghĩ nguyện vọng, tình cảm của mình một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, em phải làm như thế nào?

(3) Câu ca dao dưới đây nêu lên vấn đề (chủ đề) gì? Câu 6 và câu 8 liên kết với nhau như thế nào ( về nội dung và về cách gieo vần ở thể thơ lục bát?) Câu ca dao đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa? Có thể coi câu ca dao là một văn bản được không?

Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai?

Xem lời giải

b. Nối tên mỗi kiểu văn bản, phương thức biểu đạt ở cột bên tráu với mục đích giao tiếp thích hợp ở cột bên phải (theo mẫu)

Kiểu văn bản, phương thực biểu đạt

Mục đích giao tiếp

1.Tự sự

a. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

2.Miêu tả

b. Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận

3 Biểu cảm

c. giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp

4. Nghị luận

d. tái hiện trạng thái sự vật, hiện tượng, con người

5. Thuyết minh

e. trình bày diễn biến sự việc

6. Hành chính- công vụ

d. trình bày ý muốn, quyết định nào đó thể hiện quyền hạn, trách nghiệm giữa người với người.

Xem lời giải

c. Cho các tình huống giao tiếp dưới đây, hãy lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu cảm phù hợp:

(1) Hai đội bóng đá muốn xin phép sử dụng sân vận động của thành phố.

(2) Tường thuật diễn biến trận đấu bóng đá.

(3) Tả lại những pha bóng đẹp trong trận đấu.

(4) giới thiệu quá trình thành lập và thành tích thi đấu của hai đội

(5) Bày tỏ sự yêu thích môn bóng đá.

(6) Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá là môn thể thao tốn kém, gây ảnh hưởng không tốt tới việc học tập và công tác của nhiều người.

Xem lời giải

C. Hoạt động luyện tập

1. Đóng vai một người ở làng Gióng vào đời Hùng Vương thứ mười sáu kể lại truyện Thánh Gióng

Xem lời giải

2. Đọc các đoạn trích sau đây và xác định phương thức biểu đạt của từng đoạn:

STT

Đoạn trích văn bản

Phương thức biểu đạt

a.

Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thàn một khối tím thẫm uy nghi trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ nhàng vào hai bên bờ cát

 

b.

Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa đứa nào bắt dc đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt bủi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì. thấy Tấm bắt được đầy giỏ, Cám bảo chị :

 - Chị Tấm ơi, chị Tấm

Đầu chị lấm

Chị hụp cho sâu

Kẻo về dì mắng

Tấm tưởng thật, hụp xuống thì Cám trút hết giỏ tôm tép của tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà trước

 

c.

Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các e mới có thể trở thành nhg người tài giỏi trong tương lai

 

d.

Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình cũng xinh

 

e.

Nếu ta đẩy quả địa cầu quanh trục theo hướng từ tây sang đông thì hầu hết các điểm trên bề mặt quả địa cầu đều chuyển động, đều thay đổi vị trí và vẽ thành những đường tròn.

 

Xem lời giải

3. Tìm hiểu về truyền thuyết.

Dựa vào định nghĩa dưới đây, em hãy nêu những đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết.

Xem lời giải

D. Hoạt động vận dụng

1. Tìm hiểu qua sách báo hoặc trên mạng in-ter-net các thông tin về Hội Gióng và trao đổi với người thân bằng việc trả lời các câu hỏi sau:

  • Hội Gióng được tổ chức ở đâu? Vào thời điểm nào?
  • Mục đích của Hội Gióng là gì?
  • Gía trị nổi bật của Hội Gióng?

Xem lời giải

2. Có người cho rằng, truyền thuyết Thánh gióng có liên quan đến sự thật lịch sử. Hãy dựa vào truyền thuyết thời kì Hùng Vương và cho biết ý kiến của em

Xem lời giải

 E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Đọc thêm

2. Sưu tầm và kể cho người thân hoặc bạn bè nghe truyền thuyết về một nhân vật lịch sử có gắn liền với các di tích ở địa phương em (nếu có)

Xem lời giải

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ