3. Tìm hiểu về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
a. Trao đổi để trả lời câu hỏi:
(1) Khi muốn biểu đạt suy nghĩ, nguyện vọng, tình cảm của mình với ai đó hoặc với mọi người (ví dụ: muốn khuyên nhủ người khác một điều gì? Muốn tham gia một hoạt động do nhà trường tổ chức, muốn kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường em phải làm gì?
(2) Khi muốn biểu đạt suy nghĩ nguyện vọng, tình cảm của mình một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, em phải làm như thế nào?
(3) Câu ca dao dưới đây nêu lên vấn đề (chủ đề) gì? Câu 6 và câu 8 liên kết với nhau như thế nào ( về nội dung và về cách gieo vần ở thể thơ lục bát?) Câu ca dao đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa? Có thể coi câu ca dao là một văn bản được không?
Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai?
Bài Làm:
(1) Khi muốn biểu đạt suy nghĩ, nguyện vọng, tình cảm của mình với ai đó hoặc với mọi người em sẽ lựa chọn cách dùng ngôn ngữ nói, viết ra giấu để biểu đạt điều mình mong muốn đó.
(2) Khi muốn biểu đạt tư tưởng tình cảm nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì em phải nói có đầu có đuôi, mạch lạc lí lẽ, nghĩa là phải tạo lập văn bản.
(3) Vấn đề câu ca dao nói đến: khuyên nhủ con người cần giữ được ý chí của mình, không nên dao động trong bất kì hoàn cảnh nào.
Câu 6 và câu 8 liên kết với nhau:
- Về nội dung: nói rõ giữ chí cho bền là thế nào: là vững vàng, không dao động khi người khác thay đổi chí hướng.
- Về luật thơ, vần (bền - nền) là yếu tố liên kết hai câu 6 và 8.
- Quan hệ liên kết ý ở đây là giải thích, câu sau làm rõ ý cho câu trước biểu đạt trọn vẹn nội dung.
- Câu ca dao này là một văn bản.