Hãy đóng vai bà Trần trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại câu chuyện ấy.

Đề 1. Hãy đóng vai bà Trần trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại câu chuyện ấy. Bài văn mẫu số 3

Tôi họ Trần, sinh ra và lớn lên ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, làm nghề đỡ đẻ nên mọi người trong vùng gọi là bà đỡ Trần. Hơn nửa đời đỡ đẻ cho người, tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm và công đức. Song trong thời gian ấy, tôi lại được chứng kiến câu chuyện đầy cảm động về một con hổ có nghĩa có tình. 

 Một đêm trăng sáng vằng vặc, tôi vốn đã đi nghỉ từ lâu lại chợt có tiếng gõ cửa dồn dập, thôi thúc xem chừng có việc gấp gáp lắm. Tôi vội ra mở cửa, nhìn ngó xung quanh xem ai lại gọi cửa giờ này thì bất ngờ thấy một con hổ to lớn dữ tợn từ đâu lao tới cõng tôi đi. Tôi hoảng sợ chết khiếp. Nằm trên lưng hổ, tôi thấy nó dùng một tay ôm mình chạy như bay, tay kia hễ có bụi rậm gai góc thì rẽ lối chạy. Nó đưa tôi vào tận rừng sâu, cây cối um tùm rậm rạp. Tôi sợ hãi không dám nhúc nhích, len lén nhìn quanh thì thấy một con hổ cái đang lăn lộn trên mặt đất. Móng vuốt của nó cào tung cả đất bên cạnh. Kinh nghiệm đỡ đẻ bấy lâu mách bảo tôi hổ cái đang đau bụng sắp sinh. Nhưng nghĩ hổ muốn ăn thịt mình nên tôi sợ hãi đứng im, không dám nhúc nhích.
 Cứ đứng như vậy một lúc, hổ đực chợt cầm tay tôi rồi đưa ánh mắt cầu xin giúp đỡ nhìn hổ cái. Nhìn kỹ bụng hổ cái, tôi càng chắc chắn nó đang chuyển dạ. Sẵn có thuốc mang theo bên mình, tôi nhanh chóng hòa với nước suối cho hổ cái uống. Không sợ hãi như trước, tôi ngồi hẳn xuống, cẩn thận xoa bóp bụng cho nó. Lát sau, hổ cái sinh ra một chú hổ con thật xinh xắn, đáng yêu. Hổ đực thấy vậy liền tiến tới, nó mừng rỡ đùa giỡn với con trông lành tính như người, không chút thú tính của chúa sơn lâm hung dữ. Hổ cái sinh song quá mệt mỏi không có sức đứng lên, chỉ nằm phủ phục bên cạnh.
 Cho rằng việc mình đã xong, tôi định bụng tìm đường trở về lại thấy hổ đực tới bên một gốc cây gần đó, dùng chân đào lên một cục bạc lớn. Nó chậm rãi trao cho tôi. Chắc hẳn nó muốn tạ ơn tôi giúp hổ cái nên tôi cũng không từ chối, vui lòng nhận bạc. Không để tôi loay hoay, hổ đực cảm ơn tiền tôi ra tận bìa rừng. Tôi từ biệt nó để trở về. Nhưng khi đã cách bìa rừng khá xa, tôi lại nghe tiếng nó gầm lên vang dội. Năm ấy, trời làm mất mùa, biết bao người trong vùng và khu vực lân cận chết đói. May mắn thay nhờ cục bạc hổ tặng đêm ấy, tôi sống qua được kì đói khát khổ cực.

 Hãy đóng vai bà Trần trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại câu chuyện ấy.

Cũng cùng dạo ấy, tôi nghe chuyện ở bên huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang có bác tiều phu ngày ngày vào rừng đốn củi để đổi gạo nuôi thân. Nghe đâu một hôm, đang chặt củi trên sườn núi cao, bác chợt thấy cỏ cây lay động dữ dội dưới thung lũng. Lấy làm lạ, bác ta liền vác búa xuống xem. Bác nấp vào một chỗ kín đáo,  kinh hoàng chứng kiến cảnh con hổ trán trắng đang vật vã nhảy lên, nhảy xuống, cào bới đất tứ tung. Thỉnh thoảng nó lại thò tay vào móc họng. Từ miệng nó, máu me, dãi nhớt trào ra vô cùng đáng sợ. Bác tiều nhìn kỹ trong họng hổ thì thấy một khúc xương khá lớn mắc kẹt ở đó. Hổ càng móc khúc xương lại càng vào sâu hơn, phỏng chừng mất mạng oan uổng. 

  Lấy dũng khí bác tiều bèn đem rượu đeo bên người, uống xong mới hỏi: "Cổ họng người đau phải không ? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho! " Kỳ lạ là hổ không tấn công lại nằm phục xuống, há miệng nhìn bác cầu cứu. Bác tiều dũng cảm thò tay vào sâu trong họng nó, lấy ra một khúc xương bò to như cánh tay. Hổ thoát chết, liếm mép, nhìn bác tiều một lúc rồi lặng lẽ bỏ đi. Bác tiều chỉ nói với theo: "Hổ ơi! Nhà ta ở thôn mỗ ... Hổ kiếm được miếng gì ngon thì nhớ ta nhé! "
Ấy vậy mà mấy hôm sau, đang đêm bác tiều lại nghe ngoài cửa có tiếng gầm dài và sắc lẹm. Sáng ra, ngay trước cửa nhà bác có một con nai. Hóa ra hổ trán trắng vẫn nhớ lời bác, săn được nai liền đem đến để tạ ơn cứu mạng.
 Ngày tháng qua đi, mười năm sau, bác tiều phu già rồi chết. Hàng xóm góp vào làm tang cho bác. Lúc sắp hạ huyệt, một con hổ trán trắng bỗng nhiên xuất hiện, nhảy nhót, dụi cả đầu vào quan tài, gầm lên mấy tiếng dài rồi bỏ đi khiến mọi người hoảng sợ vỏ chạy. Từ đó về sau, năm nào cũng thế, cứ ngày giỗ bác tiều phu là dân làng lại thấy trước cửa nhà bác có một con dê hay một con lợn. Biết hổ trắng đem đến, ai cũng thầm khen con vật có nghĩa có tình.
 Câu chuyện ấy càng khiến tôi cảm động nghĩa tình của một con vật. Chúng chỉ là động vật nhưng đôi khi còn trọng tình trọng nghĩa hơn cả con người. 

Xem thêm các bài Văn mẫu lớp 6, hay khác:

Xem thêm các bài soạn Văn mẫu lớp 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Bài viết số 1

Bài viết số 2

Bài viết số 3

Bài viết số 5

Bài viết số 6

Bài viết số 7

Bài tham khảo khác

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ