Bài mẫu 1: Kể chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh
Dàn bài
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Thân bài:
- Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp nhau, đem lòng yêu thương và trở thành vợ chồng.
- Âu Cơ có mang, sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con.
- Lạc Long Quần dòng dõi nhà rồng không ở mãi trên cạn được nên phải từ giã vợ và con về vùng nước thẳm
- Lạc Long Quân đưa 50 con trở về biển.
- Âu Cơ đưa 50 con lên rừng.
- Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương.
- Kết bài: Cũng bởi sự tích này mà về sau người Việt Nam ta thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
Bài làm
"Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh... Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.
Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.
Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương."
Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.
Bài mẫu 2: Kể chuyện Thạch Sanh
Dàn bài
- Mở bài: Giới thiệu vợ chồng kia tuổi đã cao nhưng chưa có con và được Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con
- Thân bài:
- Người vợ có bầu mấy năm nhưng không sinh nở, người chồng mất, mãi sau vợ mới sinh được cậu con trai
- Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết, cậu sống một mình, người ta gọi là Thạch Sanh
- Gã hàng rượu Lý Thông thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, thật thà nên ngỏ ý kết nghĩa anh em để lợi dụng
- Năm ấy, đển lượt Lý Thông nộp mình, mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu để chết thay
- Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Lý Thông cướp công.
- Thạch Sanh dùng tên bắn bị thương đại bàng, cứu công chúa.
- Khi nghe tiếng đàn văng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ, vua tìm ra sự thật, kết tội Lý Thông.
- Kết bài: Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Chư hầu đến cầu hôn không được, kéo sang đánh …
Bài làm
Bài mẫu 3: Kể chuyện Tấm Cám
- Mở bài: Giới thiệu Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Cám được nuông chiều còn Tấm thì làm hết mọi việc và chịu sự đay nghiến của dì ghẻ
- Thân bài:
- Một hôm, dì ghẻ bảo Tấm và Cám đi xúc tép, ai xúc được nhiều hơn sẽ được yếm đào
- Tấm chăm chỉ bắt tép còn Cám mải chơi đến lúc về Cám lừa lấy giỏ tép của Tấm để được thưởng yếm đào
- Tấm khóc và được bụt giúp đỡ cho một con cá bống về nuôi
- Nhân lúc Tấm đi vắng, hai mẹ con âm mưu giết con cá bống
- Tấm khóc và được bụt giúp đỡ
- Nhà vua tổ chức trẩy hội, mẹ con Cám kiếm kế bắt Tấm ở nhà
- Tấm lại khóc và ông bụt hiện lên giúp Tấm thật lộng lẫy đi trẩy hội
- Qua cầu Tấm đánh rơi chiếc giày và nhà vua đã nhặt được, ban lệnh ai ướm vừa chân sẽ được nhà vua lấy làm vợ
- Qủa nhiên, Tấm vừa chân và theo vua về kinh, hai mẹ con Cám lại tiếp tục hãm hãi
- Tấm về giỗ cha trèo cau bị mẹ con Cám chặt gốc cây ngã chết
- Cám thay chị Tấm vào làm hoàng hậu nhưng bị Tấm ám ảnh suốt ngày
- Trải qua bao sóng gió từ con chim hoàng anh, đến khung cửi, Tấm đã ở trong quả thị của một bà bán nước
- Một hôm vua đi qua thấy trầu cánh phượng mới ngỏ lời hỏi hóa ra đó là Tấm
- Kết bài: Biết Tấm còn sống vua mừng rỡ cho người rước nàng về, nghe lời Tấm chỉ Cám tắm nước sôi bị bỏng chết, bà mẹ nghe vậy cũng lăn đùng ra chết.
Xưa có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ, Tấm sống chung với dì ghẻ và Cám. Cám được mẹ nuông chiều không phải làm công việc gì trong nhà. Một tay Tấm làm hết mọi việc, dù vậy Tấm vẫn luôn luôn bị mắng nhiếc và vẫn chịu đựng.
Một hôm, dì ghẻ bảo Tấm và Cám đi xúc tép, ai xúc được nhiều hơn sẽ được yếm đào. Ra đồng mò cua bắt ốc, Tấm chăm chỉ bắt ốc còn Cám chỉ ham chơi hái hoa bắt bướm. Tới lúc sắp về Cám giỏ Tấm đầy tôm tép mới bảo Tấm rằng đầu lấm, Tấm thấy vậy cũng tin rồi xuống gội đầu, chải chuốt rồi về. Nhưng ai ngờ, Cám lại trút hết tép trong giỏ rồi về lấy yếm đào. Tấm thấy thật bất công ngồi xuống khóc. Khói mù mịt thì ra Bụt xuất hiện, ông chỉ tay vào giỏ và bảo xem có con cá nào không, mang về nuôi. Tấm bèn làm theo lời, trở về mang theo cá bống thả xuống giếng và cứ hôm nào cũng mang cơm cho cá bống.
Tấm đi chăn trâu xa, ở nhà không biết mẹ con Cám đã làm gì nhưng khi tới nơi cho cá bống ăn thì Tấm không thấy nữa, Tấm hoảng hốt khi giếng nổi lên một cục máu, vùa thương cá bống vừa tủi thân, Tấm lại khóc. Lần này, Bụt lại hiện lên, bảo Tấm phải đi tìm ngay xương của cá bống về chôn ở bốn lọ giường, Tấm làm theo và cũng chưa hiểu chuyện gì sẽ xảy ra.
Háo hức tới ngày trẩy hội biết bao nhiêu thì Tấm lại càng thất vọng bấy nhiêu, vốn bản tính nhẫn nhịn Tấm luôn nghe theo mọi lời của dì ghẻ mà không hề than trách. Cám vốn đã ghét Tấm, bảo với mẹ là tìm mọi cách để bắt Tấm ở nhà. Dì ghẻ liền bưng cả gạo lẫn thóc hòa vào nhau, rồi bảo Tấm nhặt khi nào xong thì mới được đi. Lại một lần nữa, Bụt hiện ra, sai chim sẻ nhặt thóc, xong đâu vào đấy thì bảo Tấm đi đào ở 4 lọ đã chon dưới chân giường lên.
Tấm mừng rỡ vô cùng, vội cảm tạ Bụt. Chuẩn bị xong xuôi, Tấm nhanh chóng lên ngựa đi xem hội. Trong lúc ngựa phóng qua chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc hài xuống nước, không kịp nhặt lên. Tấm thực sự không biết rằng khi kiệu vàng của nhà vua vừa đến chỗ lội thì hai con voi dẫn đầu không chịu đi, cứ đứng lại, kêu vang lên. Biết có sự lạ, nhà vua sai quân lính thử tìm xem, và họ nhặt được chiếc hài vội trình nhà vua. Nhà vua ngắm ngía chiếc hài một hồi rồi buột miệng khen: “Chiếc hài thật đẹp! Người đi hài này hẳn phải là một trang tuyệt sắc!”. Vua ra lệnh cho tất cả đàn bà, con gái thử hài và tuyên bố nếu có ai đi vừa thì sẽ cưới làm hoàng hậu.
Đám hội lại càng náo nhiệt. Các cô, các chị đều ra thử nhưng không ai đi vừa. Mẹ con Cám cũng vào cầu may. Tấm bước ra, nhìn thấy Tấm, Cám liền mách mẹ nhưng dì ghẻ không tin, bĩu môi nói: “Con nỡm! Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!”. Chân Tấm đặt vào hài vừa như in. Vì chính chiếc giày này là của Tấm rồi. Tấm mở khăn lấy chiếc hài còn lại đi vào. Hai chiếc giống nhau như đúc. Lính hầu hò reo, vui mừng báo với vua. Lập tức, vua sai đoàn thị nữ rước Tấm về cung và phong Tấm làm hoàng hậu.
Sau đó Tấm xin phép về giúp dì và em sửa soạn cỗ cúng trong ngày giỗ cha. Thấy Tấm được làm hoàng hậu, mẹ con Cám ghen ghét nhưng cố giấu. Mẹ Cám bảo Tấm trèo cau, lấy một buồng để cúng cha rồi đẩy Tấm đi vào cái chết. Tấm vừa leo lên đến ngọn thì mụ dì ghẻ chặt gốc. Cau đổ, Tấm ngã xuống ao chết đuối. Dì ghẻ lấy quần áo của Tấm cho Cám mặc rổi đưa vào cung nói dối vua rằng Tấm chẳng may đã chết, nay cho em gái thay thế.
Thế rồi linh hồn Tấm hóa thân vào thành chim vàng anh, suốt ngày quanh quẩn ở vườn ngự uyển. Thấy chim vàng anh cứ quanh quẩn bên cạnh, nhà vua bảo: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo!”. Tấm âu yếm đậu lên vai rồi rúc vào tay áo nhà vua. Cám tức giận, về nhà mách mẹ, cùng lúc đó nhân lúc nhà vua đi vắng, mẹ con Cám bắt vàng anh làm thịt rồi vứt lông ra vườn. Hôm sau khi không thấy vàng anh, nhà vua hỏi thì Cám nói dối: “Thiếp có mang, thèm ăn thịt chim nên trộm phép bệ hạ đã giết ăn thịt mất rồi”.
Ngày hôm sau, từ đám lông chim Tấm hóa thân vào hai cây xoan đào thật đẹp. Cây xòe cành lá che cho nhà vua đi dạo, giống như hai cái lọng. Vua sai lính hầu mắc võng vào giữa hai thân cây rồi chiều chiều ra nằm đong đưa hóng mát.
Cám đem chuyện kể lại với mẹ, lúc này Dì ghẻ xúi Cám chặt hai cây xoan đào rồi nói là đóng khung cửi để dệt áo cho vua. Khi biến thành khung cửi Tấm thầm nói cho Cám nghe:“Cót ca cót két/ Lấy tranh chồng chị/ Chị khoét mắt ra!”
Cám sợ quá lại đem chuyện kể với mẹ, dì ghẻ bảo hãy đốt khung cửi thành tro rồi đem đổ thật xa. Cám làm theo, nhưng từ đống tro bỗng mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá xanh tươi. Tuy nhiên cây chỉ ra đúng một quả. Tấm đã ở trong quả thị bấy lâu mà không biết rồi sẽ như thế nào.
Một hôm, có bà lão hàng nước đi ngang qua, thấy mùi thơm bèn ngẩng lên nhìn rồi giơ bị ra, lẩm bẩm: “Thị ơi thị rụng bị bà. Bà để bà ngửi chứ bà không ăn”. Thấy bà cụ hiền lành, nhân hậu, thị liền rụng xuống. Những lúc bà lão đi chợ hoặc vắng nhà, Tấm từ quả thị bước ra, lén dọn dẹp nhà cửa, nấu sẵn cơm cho bà lão. Bà lão lấy làm lạ, cố ý tìm ra sự thật. Một lần, vờ đi chợ được một lúc thì bà lão quay lại, nấp sau cánh cửa nhà. Thấy Tấm đang làm việc, bà chạy lại ôm chầm lấy Tấm rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó,Tấm giúp bà gói bánh, nấu nước, têm trầu để bà ngồi bán hàng.
Một hôm, vua ghé vào quán nước. Nhà vua thấy mấy miếng trầu têm cánh phượng liền hỏi ai têm, bà lão đáp là con gái mình têm. Tấm đứng nép sau bức mành, nghe rõ câu chuyện và nhận ra nhà vua. Nhà vua năn nỉ bà lão đưa con gái ra cho mình xem mặt. Tấm vừa xuất hiện, nhà vua đã nhận ra ngay, bèn bảo bà lão thuật lại sự tình, rồi ra lệnh cho lính hầu mang kiệu rước Tấm và bà lão về cung.
Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên Cám băn khoăn tự hỏi vì sao. Tấm bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám nghe thấy vậy cũng làm theo, Cám không biết là nước sôi có thể làm bỏng và lập tức Cám chết. Dì ghẻ thấy vậy kinh hoàng, cũng lăn đùng ra mà chết. Từ đó, Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua. Và truyện cổ tích Tấm Cám làtruyện em biết và nhớ lâu nhất.
Bài mẫu 4: Kể chuyện Sọ Dừa
- Mở bài: Giới thiệu cô út người vừa thoát khỏi bụng cá mập và một mình trên đảo và nghĩ lại chuyện đã xảy ra
- Thân bài:
- Một hôm cô đưa cơm cho Sọ Dừa thì nghe tiếng sáo nhưng cô thầm nghĩ đó không phải tiếng sáo của Sọ Dừa
- Rồi cô đến gần và biết được Sọ Dừa là một chàng trai khôi ngô tuấn tú
- Khi phú ông hỏi các cô con gái xem ai đồng ý lấy Sọ Dừa thì cô út đồng ý
- Phú ông tức bầm ruột và thách cưới thật cao để Sọ Dừa không thể lấy con gái
- Sọ Dừa không những mang đồ dẫn cưới đến đủ mà còn mang thêm rất nhiều người hầu hạ...
- Sọ Dừa học giỏi, đỗ trạng nguyên, được vua cử đi sứ nước ngoài để vợ ở nhà
- Hai cô chị ghen ăn tức ở bèn kiếm kế hại em
- Sọ Dừa biết trước nên đã chuẩn bị giúp vợ thoát nạn
- Kết bài: Chồng về, hai người cùng người chồng sống bên nhau hạnh phúc đến già còn hai chị bỏ đi biệt tích.
Ò ó o… o!
Nghe tiếng gà gáy, cô út choàng tỉnh dậy. Phải mất một lúc, cô mới hình dung nổi tình cảnh hiện tại của mình. Cô vừa thoát khỏi bụng con cá mập to tướng, một mình trên hoang đảo, xung quanh chỉ có đôi gà để làm bạn.
Cô bỗng nhớ lại tất cả, bắt đầu từ cái ngày kì lạ ấy. Thấy hai cô chị kiên quyết không ai chịu đem cơm cho Sọ Dừa, cô đành nhận lời đi. “Tuy dung mạo có hơi xấu nhưng dù sao cậu ta cũng biết nói tiếng người, thậm chí còn ăn nói rất dễ thương nữa là đằng khác” – cô nghĩ.
Từ đằng xa cô đã nghe thấy tiếng sáo du dương trầm bổng. Lạ quá! Ai thổi sáo thế nhỉ? Không lẽ lại là Sọ Dừa? Nhưng anh ta làm sao mà thổi sáo được kia chứ. Cô vẫn nhớ cái ngày Sọ Dừa xuất hiện ở nhà cô. Trông anh ta thật buồn cười, cứ lăn lông lốc dưới đất như một quả bí, vậy mà ăn nói đến là khéo. Hai cô chị trông thấy Sọ Dừa thì quay mặt đi, riêng cô không thấy sợ mà lại thương con người dung mạo kì dị, nhất là khi thấy anh ta làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, chăn cả đàn bò mà con nào con nấy cứ béo tròn nung núc. Cô lên đưa cơm nhưng thực ra cũng muốn đến xem anh chăn bò như thế nào.
Đến gần, cô út lại càng ngạc nhiên. Sao lại có cái võng mắc ở kia, lại có ai đang nằm trên đó thổi sáo nữa chứ! Hay đó là người anh em của Sọ Dừa mà cô không biết? Thế anh ta đâu rồi?
Mải suy nghĩ, cô út dẫm phải một cành cây khô làm phát ra tiếng động. Cô cúi xuống nhìn rồi ngẩng lên, sửng sốt khi không thấy cả chiếc võng lẫn chàng thanh niên đâu cả. Chỉ có anh chàng Sọ Dừa, lúc trước không thấy đâu, giờ đang ở dưới gốc cây mà cười toe toét:
- Chào cô út! Cô mang cơm cho tôi hay là lên thăm tôi đấy?
Cô út không trả lời vì còn đang thắc mắc. Cô hỏi anh:
- Cái anh chàng vừa nằm trên võng thổi sáo đâu rồi?
Sọ Dừa chối biến:
- Chắc cô trông nhầm đấy chứ tôi ở đây suốt, làm gì có anh chàng nào thổi sáo đâu!
Cô út không tin là mình nhầm. Cô chợt nghĩ ra một điều khác thường. Phải rồi, Sọ Dừa nếu cứ thế kia thì làm sao có thể chăn được cả đàn bò, lại còn chàng trai trẻ, chiếc võng vừa đây mà đã biến mất… Cô không hỏi thêm gì nữa, đưa cơm cho anh rồi đi về, lòng vui rộn ràng.
Khi phú ông hỏi các cô con gái xem ai đồng ý lấy Sọ Dừa là hỏi lấy lệ để từ chối khéo bà mẹ đó thôi, lão chắc không cô gái nào lại đồng ý lấy một người kì dị, xấu xí như Sọ Dừa. Cô út đã làm cho ông bố một phen chưng hửng:
- Cha đặt đâu, con xin ngồi đấy ạ!
Hai cô chị trề môi chê em gái sao mà ngốc nghếch. Phú ông tức bầm gan tím ruột nhưng đã trót hứa với bà mẹ rồi, đành hẹn ngày dẫn cưới. Lão thách thật nặng nhưng cô út thầm đoán và mong rằng, điều đó không khó gì đối với người chồng tương lai của cô. Quả nhiên, Sọ Dừa không những mang đồ dẫn cưới đến đủ mà còn mang thêm rất nhiều người hầu hạ nữa khiến cho ai nấy cũng phải ngạc nhiên: xưa nay có thấy ai ra vào nhà Sọ Dừa đâu?
Đám cưới đang ăn uống linh đình, cô bèn bế Sọ Dừa vào nhà trong rồi thì thầm:
- Nào người chồng yêu quý của em, chàng xuất hiện đi thôi chứ!
Sọ Dừa mỉm cười, bắt cô quay mặt đi và nhắm mắt lại. Khi chàng bảo cô mở mắt ra thì trước mặt đúng là chàng trai trẻ hôm nào. Hai người sánh vai nhau ra chào quan khách. Mọi người hết sức ngỡ ngàng, hai người phải giải thích mãi, thậm chí Sọ Dừa còn phải hoá phép lại như cũ, mọi người mới tin là thật. Đám cưới đã vui lại càng vui hơn nữa.
Sọ Dừa học giỏi, đỗ trạng nguyên, được vua cử đi sứ nước ngoài, để cô ở lại. Cô có ngờ đâu hai bà chị vốn rất ghen tức khi thấy em lấy được người chồng vừa trẻ đẹp lại có tài, rắp tâm làm hại em để cướp chồng. Hai chị rủ em đi bơi thuyền rồi đẩy em xuống biển. Một con cá rất to bơi qua, nuốt luôn cô vào bụng. Thật may là Sọ Dừa như đã biết trước mọi chuyện. Chàng dặn cô luôn mang theo bên mình một con dao, quả trứng gà và hòn đá lửa. Có con dao, cô tự rạch bụng cá khiến cá chết, dạt vào bờ. Cô chui ra, lại có thịt cá ăn luôn, có lửa để nướng cá và có con gà để bầu bạn.
Một hôm cô đang loay hoay nướng cá để ăn dần, bỗng con gà trống gáy vang:
- Ò. ó. o…, phải thuyền quan trạng, rước cô tôi về!
Cô vội bỏ cá đấy chạy ra. Đúng là chồng cô rồi. Chàng đã đi sứ về, ngang qua nghe tiếng gà gáy, lại thấy có bóng người như vợ mình bèn cho thuyền vào đón. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi.
Nghe lời chồng, lúc gần về đến nhà cô nấp vào trong khoang thuyền. Nghe thấy hai bà chị thi nhau kể với Sọ Dừa về cái chết thương tâm của cô, cô bèn bước ra. Hai cô chị thấy em xuất hiện, ngượng quá, không nói không rằng bỏ đi biệt tích.
Cô cùng người chồng sống bên nhau hạnh phúc đến già.
Bài mẫu 5: Kể chuyện Cây tre trăm đốt
Dàn bài
- Mở bài: Giới thiệu anh chàng cày hiền lành mạnh khỏe, đi ở cho lão nhà giàu.
- Thân bài:
- Một hôm ông gọi đến hứa nếu anh làm việc chăm chỉ thì ba năm sau sẽ gả con gái
- Anh tưởng thật làm lụng quần quật suốt ba năm nhưng cuối cùng lão không giữ lời hứa ngầm gà con gái cho người khác
- Ông sai anh chàng lên rừng tìm cây tre trăm đốt rồi về sẽ gả
- Anh mừng rỡ lên rừng còn ở nhà lão tổ chức cưới cho con gái
- Anh tìm mãi không được ngồi khóc và được bụt giúp đỡ
- Về nhà, anh thấy hai họ ăn uống linh đình và sửa soạn đón dâu, anh mới hiểu âm mưu thâm độc của lão nhà giàu và anh ra tay trừng phạt.
- Kết bài: Lão nhà giàu phải gả con gái cho anh trai cày. Hai vợ chồng sông với nhau hạnh phúc.
Bài làm