Câu 1: Tác giả bài thơ "Mưa" là ai?
- A. Tố Hữu
- B. Nguyễn Duy
-
C. Trần Đăng Khoa
- D. Minh Huệ.
Câu 2: Bài thơ Mưa tả cảnh cảnh mưa ở vùng nào nước ta và vào thời gian nào?
-
A. vùng nông thôn Bắc Bộ vào mùa hè.
- B. vùng miền núi lúc sáng sớm
- C. vùng ven biển lúc hoàng hôn
- D. vùng thành thị lúc chiều tối
Câu 3: Lũ con - Đầu tròn - Trọc lốc là những câu thơ chỉ đối tượng nào?
- A. Trái dừa.
- B. Trái đu đủ.
-
C. Trái bưởi.
- D. Trái bóng.
Câu 4: Bài thơ "Mưa" được miêu tả theo trình tự nào?
-
A. Trước và trong cơn mưa
- B. Từ ngoài đồng về
- C. Từ trên trời xuống mặt đất
- D. Trong và sau cơn mưa.
Câu 5: Loài vật nào không được miêu tả trong
- bài thơ "Mưa"?
- A. Mối
- B. Gà
-
C. Mèo
- D. Kiến
Câu 6: Khổ thơ cuối cùng trong bài thơ "Mưa", tác giả miêu tả hình ảnh cha đi cày về làm nổi bật điều gì?
- Nói lên sự vất vả, cực nhọc.
- B. Ca ngợi hình ảnh những con người lao động.
-
C. Nổi bật dáng vẻ lớn lao, vững vàng giữa khung cảnh thiên nhiên dữ dội.
- D. Làm nổi bật cơn mưa dữ dội.
Câu 7: Bốn câu thơ cuối bài thơ tác giả sử dụng phép tu từ gì?
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa...
- A. Nhân hóa
- B. So sánh
-
C. Hoán dụ
- D. Ẩn dụ
Câu 8: Nhịp thơ trong bài thơ như thế nào?
-
A. Rất ngắn, nhanh và dồn dập.
- B. Rất chậm chạp, nhẹ nhàng.
- C. Bình thường, mang âm điệu nhẹ.
- D. Vui tươi, rộn ràng
Câu 9: Bài thơ Mưa viết về cơn mưa mùa nào trong năm?
- A. Mùa xuân.
-
B. Mùa hè.
- C. Mùa thu.
- D. Mùa đông.
Câu 10: Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng rộng rãi trong bài thơ Mưa?
-
A. Nhân hóa.
- B. Hoán dụ.
- C. So sánh.
- D. Ẩn dụ.
Câu 11: Câu nào dưới đây không nói về bài thơ Mưa?
-
A. Diễn tả không khí mát mẻ, dễ chịu của làng quê sau cơn mưa.
- B. Miêu tả chính xác, sinh động cảnh vật thiên nhiên làng quê trước và sau cơn mưa.
- C. Thể hiện tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên tinh tế và độc đáo của tác giả.
- D. Chứa đựng những tình cảm yêu thương gắn bó của tác giả đối với quê hương.
Câu 12: Những nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả cơn mưa trong bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa là gì?
- A. Sử dụng rộng rãi phép nhân hóa.
- B. Thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh.
-
C. Thể thơ tự do, sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, ngôn ngữ sinh động.
- D. Ngôn ngữ chính xác, sinh động.