Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Bức tranh của em gái tôi

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Bức tranh của em gái tôi. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Lí do chính để khẳng định người anh là nhân vật trung tâm trong truyện : " Bức tranh của em gái tôi"?

  • A. Người anh là người kể lại câu chuyện.
  • B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái.
  • C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra sự hạn chế của người anh.
  • D. Truyện kể về người anh và cô em gái có tài năng hội họa.

Câu 2: Bức tranh của em gái tôi thuộc thể loại nào?

  • A. Truyện dài.
  • B. Tiểu thuyết.
  • C. Truyện ngắn.
  • D. Hồi kí.

Câu 3: Nhận xét nào sau đây không đúng với nhân vật Kiều Phương?

  • A. Hồn nhiên, hiếu động
  • B. Tài năng hội họa hiếm có
  • C. Tình cảm trong sáng, nhân hậu
  • D. Không quan tâm đến anh.

Câu 4:  Truyện Bức tranh của em gái tôi đã đạt giải thưởng nào sau đây?

  • A. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong.
  • B. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Khăn quàng đỏ.
  • C. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Nhi đồng.
  • D. Là truyện đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Hoa học trò.

Câu 5: Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi là ai?

  • A. Người anh trai.
  • B. Người mẹ.
  • C. Chú Tiến Lê.
  • D. Bé Kiều Phương.

Câu 6: Nhân vật chính trong truyện có tài gì?

  • A. Hội họa.
  • B. Diễn xuất.
  • C. Chơi nhạc.
  • D. Ca hát.

Câu 7: Câu chuyện được kể theo lời của nhân vật nào?

  • A. Người anh trai
  • B. Bé Kiều Phương
  • C. Người bố
  • D. Người mẹ

Câu 8: Kiều Phương trong đoạn trích là người như thế nào?

  • A. Có tính ích kỉ, thường xuyên ganh đua với người anh.
  • B. Có tính siêng năng, chăm chỉ, thường xuyên giúp đỡ bố mẹ.
  • C. Có tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu.
  • D. Lười biếng, suốt ngày chỉ biết chơi bời lêu lổng.

Câu 9: Nội dung Kiều Phương thể hiện trong bức tranh tham gia trại thi vẽ quốc tế là gì?

  • A. Cha mẹ và những người thân trong gia đình.
  • B. Góc học tập của em.
  • C. Ngôi trường mà em đang theo học.
  • D. Người anh trai.

Câu 10: Thái độ của người anh trai thế nào khi nhận ra nội dung trong bức tranh của em gái?

  • A. Từ ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
  • B. Cảm thấy hãnh diện và tự hào vì có một người em gái tài giỏi.
  • C. Cảm thấy buồn vì mình thua em gái.
  • D. Lòng tức giận lại dâng trào vì thành tích của em gái.

Câu 11: Người anh trai đã gọi những gì trong bức tranh là:

  • A. Tài năng của người em gái.
  • B. Tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.
  • C. Những gì đẹp nhất trên đời này.
  • D. Chính bản thân người anh trai.

Câu 12: Theo em sự ghen ghét , đố kị với em của người anh đã mang đến hậu quả gì?

  • A. Làm cho bản thân luôn khổ sở, dằn vặt.
  • B. Làm cho tình cảm anh em xa cách.
  • C. Làm cho con người nhỏ nhen, không đáng tôn trọng.
  • D. Cả ba ý trên đúng

Câu 13: Nhận xét nào sau đây không thể hiện đúng bài học từ truyện "Bức tranh của em gái tôi"?

  • Cần vượt qua sự mặc cảm tự ti trước tài năng của người khác.
  • B . Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác.
  • C. Nhân hậu ,độ lượng sẽ giúp mình vượt qua tính ích kỉ cá nhân.
  • D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác.

Câu 14: Kiều Phương đã sống như thế nào khi biết mình có tài và được mọi người quan tâm.

  • A. Tự làm mọi thứ theo ý mình
  • B. Thương hại anh vì thấy anh kém tài mình.
  • C. Vẫn dành cho anh những tình cảm tốt đẹp.
  • D. Vẫn dành cho anh những tình cảm tốt đẹp.

Câu 15: Tại sao đứng trước bức tranh người anh lại muốn nói với mẹ: '' Không phải con đâu, đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy"?

  • A. Bức tranh được vẽ với tấm lòng trong sáng của em gái.
  • B. Người anh cảm thấy xấu hổ về bản thân.
  • C. Người anh cảm nhận được tình cảm của em và thấy mình không đẹp được như bức tranh.
  • D. Người anh hối hận về những gì mình đã dành cho em và thấy mình không xứng đáng.

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Trắc nghiệm ngữ văn 6

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 - tập 1

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 - tập 2

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ