Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Ếch ngồi đáy giếng

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Ếch ngồi đáy giếng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Truyện ngụ ngôn là

  • A. truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.
  • B. truyện chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường, li kì, giống như truyện cổ tích.
  • C. truyện thông qua việc mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
  • D. truyện có ý nghĩa răn dạy con người những đạo lí của cuộc sống.

Câu 2: Lí do nào mà Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung?

  • A. Nó sống lâu ngày trong giếng, nhìn lên chỉ thấy một không gian bầu trời nhỏ và tròn bằng khuôn giếng.
  • B. Xung quanh nó chi có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ.
  • C. Êch kêu ồm ộp làm cho những con cua, con ốc hoảng sợ.
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Truyện Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại truyện dân gian nào?

  • A. Truyền thuyết.
  • B. Thần thoại.
  • C. Truyện cổ tích.
  • D. Truyện ngụ ngôn.

Câu 4: Truyện nào dưới đây không phải là truyện ngụ ngôn?

  • A. Thầy bói xem voi.
  • B. Tấm Cám.
  • C. Đeo nhạc cho mèo.
  • D. Ếch ngồi đáy giếng,

Câu 5: Bài học nào không chính xác từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng gợi ra?

  • A. Thế giới là vô cùng rộng lớn, phải luôn luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình. 
  • B. Không nên chủ quan, kiêu ngạo,  nếu không phải trả một giá rất đắt. 
  • C. Không nên tham lam những thứ không phải của mình
  • D. Chú ý học hỏi, có tinh thần cầu thị, tìm hiểu để thích nghi

Câu 6: Trong truyện Êch ngồi đáy giếng, con ếch sống trong một cái giếng nhỏ, chung quanh nó toàn là những con vật yếu đuối, điều này làm ếch có suy nghĩ thế nào?

  • A. Ếch tưởng trong thế giới này chỉ có những con vật nhỏ hơn nó.
  • B. Ếch cho rằng cái giếng là nơi sâu nhất.
  • C. Ếch tưởng bầu trời nhỏ bé bằng cái vung và nó là một vị chúa tể.
  • D. Ếch nghĩ nó không có bà con, họ hàng.

Câu 7: Khi nước tràn vào giếng và đưa ếch ra ngoài, thái độ của ếch như thế nào khi nhìn thấy cảnh vật chung quanh?

  • A. Rất lo lắng và sợ sệt vì mọi thứ quá xa lạ.
  • B. Đắc ý vì cảnh vật mới không bằng nơi nó sinh sống bấy lâu.
  • C. Nghênh ngang đi lại khắp nơi, dương dương tự đắc vì nghĩ mình là chúa tể của muôn loài.
  • D. Cười nhạo báng tất cả mọi thứ ếch gặp trên đường.

Câu 8: Trong truyện, thực chất ếch là con vật như thế nào?

  • A. Có tầm hiểu biết sâu rộng và có vốn sống dồi dào.
  • B. Có vốn sống bình thường nhưng luôn biết học hỏi.
  • C. Có tầm hiểu biết sâu rộng nhưng không chịu học hỏi những con vật khác ở chung quanh.
  • D. Có hiểu biết nông cạn, hời hợt nhưng lại thích huênh hoang.

Câu 9:  Hậu quả của thái độ tự cao, tự đại của ếch là gì?

  • A. Ếch bị các con vật trên bờ cách li và phải trở về giếng cũ.
  • B. Ếch bị một con voi giẫm chết,
  • C. Ếch bị con người bắt và ăn thịt.
  • D. Ếch bị một con trâu đi qua giẫm cho bẹp dí.

Câu 10:  Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?

  • A. Kể chuyện
  • B. Thể hiện cảm xúc
  • C. Gửi gắm ý tưởng, bài học
  • D. Truyền đạt kinh nghiệm

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Trắc nghiệm ngữ văn 6

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 - tập 1

Trắc nghiệm Ngữ văn 6 - tập 2

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ